Nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên

(Quan niệm văn minh)

15-12-2022 | China.org.cn

Nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên

“Nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên (một nhành hoa nở chẳng nên xuân, trăm hoa đua nở xuân đầy vườn)” có xuất xứ từ Cổ kim hiền văn, có nghĩa là chỉ có một nhành hoa nở không được coi là mùa xuân đã về, mà đến lúc trăm hoa đua nở mới thực sự là sắc xuân đầy vườn. Câu này với nghĩa bóng là nếu trên thế giới chỉ có một loài hoa, vậy thì cho dù loài hoa này đẹp đến mức nào đi chăng nữa thì cũng được coi là đơn điệu. Sở dĩ quan niệm này được lưu truyền rộng rãi, chính là vì có chứa đựng triết lý sâu sắc: Thứ nhất là đã trình bày quan hệ biện chứng giữa chỉnh thể và bộ phận, “nhất hoa (một nhành hoa)” là bộ phận, còn “bách hoa (trăm hoa)” là chỉnh thể, chức năng của bộ phận tương đối nhỏ và cần phải được dẫn dắt bằng chỉnh thể; thứ hai là đã thể hiện quan điểm về mối liên hệ của sự vật, mối liên hệ có tính phổ biến, “nhất hoa” và “bách hoa” liên hệ với nhau, vì vậy phải tôn trọng tính đa dạng của nền văn hoá; thứ ba là đã nói rõ sự phát triển thay đổi của sự vật là điều khách quan, “bách hoa tề phóng (trăm hoa đua nở)” là điều tất nhiên, vì vậy phải thuận theo trào lưu lịch sử.  

Khi trình bày về sự học hỏi và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh và sự cùng phát triển của toàn cầu, Tập Cận Bình đã nhiều lần trích dẫn câu “nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên”. Tháng 11 năm 2018, Tập Cận Bình đã trích dẫn câu cổ ngữ này trong bài phát biểu quan trọng tại Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất, chỉ ra rằng trong ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế đã phát triển đi vào chiều sâu, kẻ mạnh nuốt kẻ yếu và kẻ chiến thắng được hưởng hết đã trở thành một ngõ cụt càng đi càng hẹp, bao trùm và đem lại lợi ích cho nhau, cùng có lợi cùng thắng mới là con đường ngay thẳng càng đi càng rộng cho loài người. Trên thực tế, trong thời đại mới, Trung Quốc kiên trì quan niệm văn minh bình đẳng, tham khảo lẫn nhau, đối thoại, bao trùm và quan niệm quản trị toàn cầu cùng thương thảo, cùng xây dựng, cùng chia sẻ, ôm lấy thế giới với thái độ cởi mở hơn, đóng góp cho thế giới bằng những thành tựu văn minh đầy sức sống hơn, đó chính là việc phát huy và thực hiện quan niệm này.

一花独放不是春,百花齐放春满园

“一花独放不是春,百花齐放春满园”,出自《古今贤文》,意为只有一支花朵开放,不能算是春天来临,而到了百花齐放的时候,才是真正的春色满园。引申为如果世界上只有一种花朵,那么就算这种花朵再美,也是单调的。这一理念之所以广为流传,就是因为其中饱含着深刻的哲理:一是阐述了整体和部分的辩证关系,“一花”是部分,“百花”是整体,部分的功能是较小的,必须以整体带动局部;二是体现了事物联系的观点,联系具有普遍性,“一花”和“百花”是相互联系的,因此要尊重文化的多样性;三是说明了事物的发展变化是客观的,“百花齐放”是必然的,因此要顺应历史潮流。

习近平在论述文明交流互鉴和全球共同发展时,多次引用“一花独放不是春,百花齐放春满园”。2018年11月,习近平在第一届中国国际进口博览会开幕式上的主旨演讲中引用这一古语,指出在经济全球化深入发展的今天,弱肉强食、赢者通吃是一条越走越窄的死胡同,包容普惠、互利共赢才是越走越宽的人间正道。事实上,新时代的中国秉持平等、互鉴、对话、包容的文明观和共商共建共享的全球治理观,以更加开放的姿态拥抱世界,以更有活力的文明成就贡献世界,就是对这一理念的弘扬和践行。