Tư tưởng Mao Trạch Đông

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Tư tưởng Mao Trạch Đông 

Kể từ khi được thành lập, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm chỉ đạo, mở đầu cách mạng Trung Quốc hoàn toàn mới mẻ. Nhưng trong một thời gian dài, Đảng Cộng sản Trung Quốc non trẻ từng rập khuôn một cách máy móc những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giai cấp vô sản, sao chép kinh nghiệm khởi nghĩa vũ trang tại thành thị trong cuộc Cách mạng Tháng Mười của nước Nga, cách mạng Trung Quốc đã bị thất bại nặng nề. Đứng trước tình hình thực tế đặc biệt của Trung Quốc, những người Cộng sản Trung Quốc với đại diện chính là Mao Trạch Đông dựa vào các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc, đã khái quát một cách có lý luận hàng loạt những kinh nghiệm mang tính sáng tạo trong thực tiễn cách mạng và xây dựng của Trung Quốc, hình thành tư tưởng Mao Trạch Đông — tư tưởng chỉ đạo khoa học phù hợp với tình hình của Trung Quốc. 

Tư tưởng Mao Trạch Đông chủ yếu hình thành vào cuối thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30 thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, những người Cộng sản Trung Quốc với đại diện chính là Mao Trạch Đông đã phân tích sâu sắc hình thái xã hội và tình trạng giai cấp của Trung Quốc, sáng tạo ra lý luận tốt cho việc xây dựng và phát triển chính quyền cách mạng, mở ra con đường cách mạng nông thôn bao vây thành thị, vũ trang giành lấy chính quyền, và đề xuất một cách sáng tạo hàng loạt những nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc về vấn đề xây dựng quân đội và xây dựng Đảng, v.v. Trong cuộc đấu tranh gian khổ với sai lầm “tả” khuynh, Mao Trạch Đông luôn kiên trì nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế của cách mạng Trung Quốc, đã đưa ra những nhận định nổi tiếng như “Không điều tra thì không có quyền phát biểu”, v.v.

Hội nghị Tuân Nghĩa diễn ra vào năm 1935 đã xác định vai trò lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong toàn Đảng. Trong thời kỳ cuối cùng của cuộc chiến tranh cách mạng ruộng đất và thời kỳ kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, tư tưởng Mao Trạch Đông được tổng kết một cách hệ thống và triển khai trong nhiều mặt, rồi đi đến chín muồi. Trong thời kỳ đó, Mao Trạch Đông dẫn dắt toàn Đảng học tập và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, triển khai phong trào chỉnh đốn tác phong nhằm vào mục đích giải phóng tư tưởng, đúc kết một cách hệ thống những bài học kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc, đã nhận thức đúng đắn quy luật của cách mạng dân chủ Trung Quốc, hình thành tư tưởng triết học, tư tưởng quân sự, tư tưởng mặt trận thống nhất và tư tưởng xây dựng Đảng khá hệ thống. Đặc biệt là lý luận cơ bản, đường lối cơ bản và cương lĩnh cơ bản của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới mà Mao Trạch Đông đã trình bày một cách hệ thống và hoàn chỉnh cũng như chính sách và sách lược của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân chủ mà Mao Trạch Đông đã luận chứng sâu sắc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chỉ đạo cách mạng Trung Quốc. Đại hội Đảng VII diễn ra vào năm 1945 đã xác định tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đưa vào Điều lệ Đảng.

Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và sau khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tư tưởng Mao Trạch Đông tiếp tục được phát triển, vừa làm phong phú và hoàn thiện lý luận cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới đã hình thành, càng có những nguyên tắc lý luận đúng đắn và kinh nghiệm được đúc kết về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội được hình thành trên cơ sở thực tiễn mới. Những lý luận và tư tưởng chủ yếu bao gồm: Lý luận về cải tạo xã hội chủ nghĩa; lý luận về chuyên chính dân chủ nhân dân; lý luận về học thuyết Hai mâu thuẫn (tức mâu thuẫn giữa địch và ta, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân) và xử lý đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tư tưởng về việc tìm tòi con đường xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc; tư tưởng về việc tăng cường xây dựng đảng cầm quyền; chính sách ngoại giao về độc lập tự chủ, chung sống hoà bình, v.v. Sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giải quyết hai vấn đề lịch sử trọng đại liên hệ với nhau là đánh giá đúng đắn vai trò lịch sử của đồng chí Mao Trạch Đông và hệ thống khoa học của tư tưởng Mao Trạch Đông cũng như dựa vào thực tế mới và kinh nghiệm lịch sử để xác định con đường đúng đắn cho việc thực hiện hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc, đã xác định hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của Đảng và Nhà nước. Hệ thống khoa học của tư tưởng Mao Trạch Đông không ngừng được làm phong phú và phát triển trong điều kiện lịch sử mới. 

Linh hồn sống của tư tưởng Mao Trạch Đông là lập trường, quan điểm và phương pháp xuyên suốt trong tư tưởng, ba nội dung cơ bản trong đó chính là thực sự cầu thị, đường lối quần chúng và độc lập tự chủ. Thực sự cầu thị là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác, là yêu cầu căn bản cho việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của người Cộng sản Trung Quốc, là phương pháp tư tưởng, phương pháp làm việc và phương pháp lãnh đạo cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kiên trì thực sự cầu thị tức là kiên trì tất cả xuất phát từ thực tế, lý luận phải liên hệ với thực tế, kiểm nghiệm và phát triển chân lý trong thực tiễn. Đường lối quần chúng là đường sinh mạng và đường lối công tác căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là báu vật gia truyền quan trọng để Đảng mãi mãi giữ gìn sức sống thanh xuân và sức chiến đấu. Kiên trì đường lối quần chúng tức là kiên trì tất cả là vì quần chúng, tất cả dựa vào quần chúng, đến từ quần chúng, đi vào quần chúng, biến các chủ trương đúng đắn của Đảng thành hành động tự giác của quần chúng, quán triệt đường lối quần chúng vào trong toàn bộ hoạt động quản lý đất nước Trung Quốc. Độc lập tự chủ là kết luận tất yếu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất phát từ thực tế của Trung Quốc, tiến hành cách mạng, xây dựng và cải cách dựa vào sức mạnh của Đảng và nhân dân, là nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Đảng và đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Kiên trì độc lập tự chủ tức là luôn đặt sự phát triển của Đảng và dân tộc lên nền tảng dựa vào sức mình, kiên trì lòng tự trọng và lòng tự tin của dân tộc, kiên định vững vàng đi theo con đường của mình. Chính là do đã kiên trì những lập trường, quan điểm và phương pháp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác, không ngừng thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội Trung Quốc. 

Tư tưởng Mao Trạch Đông là sự tổng kết những kinh nghiệm mang tính sáng tạo của cách mạng Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng đã có những đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của tư tưởng Mao Trạch Đông, các tác phẩm khoa học của Mao Trạch Đông là sự khái quát tập trung của tư tưởng Mao Trạch Đông. Tư tưởng quan trọng này là thành quả lý luận Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác thực hiện bước nhảy vọt lịch sử lần thứ nhất, là tài sản tinh thần quý báu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc có được sau muôn vàn gian khổ, là kim chỉ nam khoa học cho cuộc cách mạng và xây dựng của Trung Quốc, là trụ cột tinh thần của dân tộc Trung Hoa. 

毛泽东思想

中国共产党自成立起,就以马克思列宁主义为指导,开始了全新的中国革命。但是,一段时期内,年轻的中国共产党曾简单套用马克思列宁主义关于无产阶级革命的一般原理、照搬俄国十月革命城市武装起义的经验,中国革命遭受到严重挫折。面对中国的特殊国情,以毛泽东为主要代表的中国共产党人,根据马克思列宁主义基本原理,从中国实际出发,把中国革命和建设实践中的一系列独创性经验作了理论概括,形成了适合中国情况的科学指导思想——毛泽东思想。

毛泽东思想主要产生于20世纪20年代后期和30年代前期。在这期间,以毛泽东为主要代表的中国共产党人深刻分析中国社会形态和阶级状况,创造了善于建立和发展红色政权的理论,开辟了农村包围城市、武装夺取政权的革命道路,并在建军和建党等问题上,创造性地提出了一系列适合中国国情的原则。在同“左”倾错误的艰苦斗争中,毛泽东始终坚持马克思主义与中国革命实际相结合的原则,提出了“没有调查,就没有发言权”等著名论断。

1935年召开的遵义会议确立了毛泽东在全党的领导地位。在土地革命战争后期和中国人民抗日战争时期,毛泽东思想得到系统总结和多方面展开而达到成熟。在这期间,毛泽东引导全党学习和研究马克思主义理论,开展意在解放思想的整风运动,系统总结中国革命的经验教训,正确认识了中国民主革命的规律,形成了比较系统的哲学思想、军事思想、统一战线思想和党的建设思想。特别是毛泽东系统而完整阐述的新民主主义革命的基本理论、基本路线和基本纲领,精辟论证的党在民主革命时期的政策和策略,对指导中国革命具有特别重大的意义。1945年召开的中共七大将毛泽东思想确立为中国共产党的指导思想并写入党章。

解放战争时期和中华人民共和国成立以后,毛泽东思想继续发展,既有对已经形成的新民主主义革命理论的丰富和完善,更有在新的实践基础上形成的关于社会主义革命和社会主义建设的正确理论原则和经验总结。主要包括:关于社会主义改造的理论;关于人民民主专政的理论;关于两类矛盾学说和正确处理人民内部矛盾的理论;关于探索适合中国国情的经济建设道路的思想;关于加强执政党建设的思想;关于独立自主、和平共处的外交政策等。中共十一届三中全会后,在邓小平的领导下,中国共产党解决了正确评价毛泽东同志的历史地位和毛泽东思想科学体系、根据新的实际和历史经验确立中国实现社会主义现代化的正确道路这两个相互联系的重大历史课题,为党和国家发展确定了正确方向。在新的历史条件下,毛泽东思想的科学体系不断得到丰富和发展。

毛泽东思想活的灵魂是贯穿其中的立场、观点、方法,其三个基本方面就是实事求是、群众路线、独立自主。实事求是是马克思主义的根本观点,是中国共产党人认识世界、改造世界的根本要求,是中国共产党的基本思想方法、工作方法、领导方法。坚持实事求是,就是坚持一切从实际出发,理论联系实际,在实践中检验真理和发展真理。群众路线是中国共产党的生命线和根本工作路线,是党永葆青春活力和战斗力的重要传家宝。坚持群众路线,就是坚持一切为了群众,一切依靠群众,从群众中来,到群众中去,把党的正确主张变为群众的自觉行动,把群众路线贯彻到治国理政全部活动之中。独立自主是中国共产党从中国实际出发、依靠党和人民力量进行革命、建设、改革的必然结论,是中国共产党、中华人民共和国立党立国的重要原则。坚持独立自主,就是始终把国家和民族发展放在自己力量的基点上,坚持民族自尊心和自信心,坚定不移走自己的路。正是坚持了这些立场、观点和方法,中国共产党才能创造性地发展马克思主义,不断推动中国社会的发展进步。

毛泽东思想是中国革命独创性经验的总结,是中国共产党集体智慧的结晶,党的许多卓越领导人对它的形成和发展作出了重要贡献,毛泽东的科学著作是它的集中概括。这一重要思想是马克思主义中国化第一次历史性飞跃的理论成果,是中国共产党和中国人民历尽艰辛获得的宝贵的精神财富,是中国革命和建设的科学指南,是中华民族的精神支柱。