Lý luận Đặng Tiểu Bình
Kể từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, tình hình quốc tế và cục diện chính trị thế giới đã có những biến đổi to lớn, hoà bình và phát triển từng bước trở thành chủ đề thời đại. Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI đã mở ra thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Lý luận Đặng Tiểu Bình được từng bước hình thành và phát triển trong điều kiện lịch sử mà hoà bình và phát triển trở thành chủ đề thời đại, trong thực tiễn cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm lịch sử về thắng lợi và thất bại của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc cũng như học hỏi những kinh nghiệm lịch sử về sự hưng suy thành bại của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí nhìn về phía trước” tại Phiên bế mạc Hội nghị công tác Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là bản tuyên ngôn mở ra con đường mới trong thời kỳ mới và sáng tạo ra lý luận mới xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 3 khoá XI diễn ra sau đó đưa ra quyết sách chiến lược chuyển trọng tâm công tác của Đảng và Nhà nước sang xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, đã mở màn cho công cuộc cải cách mở cửa. Hội nghị Trung ương lần này đánh dấu lý luận Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu được hình thành.
Tháng 9 năm 1982, tại Đại hội Đảng XII, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đưa ra mệnh đề quan trọng “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Năm 1987, Đại hội Đảng XIII đã trình bày một cách hệ thống lý luận về giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, khái quát một cách hoàn chỉnh đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, sơ bộ khái quát những kinh nghiệm lịch sử trong việc mở ra con đường mới kể từ Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, và tổng hợp một cách khái quát một loạt các quan điểm lý luận khoa học của Đặng Tiểu Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội từ các mặt như giai đoạn, nhiệm vụ, động lực, điều kiện, bố cục và môi trường quốc tế, v.v. của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc. Những điều đó đã hình thành cái khung của lý luận xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đánh dấu lý luận Đặng Tiểu Bình đã sơ bộ được hình thành.
Đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình thị sát miền Nam Trung Quốc và có các bài phát biểu quan trọng, đã kịp thời trả lời một cách sâu sắc vấn đề trọng đại “Cái gì là chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội” trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, giải phóng mạnh mẽ tư tưởng của người dân và làm kiên định niềm tin của người dân về chủ nghĩa xã hội. Tháng 10 cùng năm, trong Báo cáo Đại hội Đảng XIV, Giang Trạch Dân đã khái quát nội dung cơ bản của lý luận xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc từ 9 mặt là con đường phát triển, giai đoạn phát triển, nhiệm vụ căn bản, động lực phát triển, điều kiện bên ngoài, đảm bảo chính trị, bước đi chiến lược, sức mạnh lãnh đạo và nâng đỡ và thực hiện thống nhất Tổ quốc, xác định vai trò chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong toàn Đảng.
Tháng 9 năm 1997, Đại hội Đảng XV đã lý thuyết hóa những lý luận của Đặng Tiểu Bình về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thành “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông trở thành tư tưởng chỉ đạo và kim chỉ nam hành động của Đảng và đưa vào Điều lệ Đảng. Năm 1999, Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá IX đã đưa lý luận Đặng Tiểu Bình vào Hiến pháp Trung Quốc.
Lý luận Đặng Tiểu Bình là một hệ thống khoa học khá hoàn chỉnh xuyên suốt các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, v.v. bao gồm các mặt kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, dân tộc, quân sự, ngoại giao, mặt trận thống nhất và xây dựng Đảng, v.v. Hệ thống này đã trả lời một cách khoa học một loạt các vấn đề cơ bản về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chủ yếu bao gồm: Lý luận về đường lối tư tưởng xã hội chủ nghĩa; lý luận về bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội; lý luận về giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội; lý luận về nhiệm vụ căn bản của chủ nghĩa xã hội; lý luận về chiến lược xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội; lý luận về động lực phát triển chủ nghĩa xã hội; lý luận về mở cửa đối ngoại của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về cải cách thể chế chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội; lý luận về đảm bảo chính trị cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; lý luận về chiến lược ngoại giao của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về thống nhất Tổ quốc; lý luận về sức mạnh nâng đỡ của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng quân đội và quốc phòng của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, v.v.
Lý luận Đặng Tiểu Bình là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông trong điều kiện lịch sử mới, là thành quả lý luận Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác thực hiện bước nhảy vọt lịch sử lần thứ hai, là kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới sự chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã từng bước thực hiện một loạt sự chuyển đổi trọng đại từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, từ khép kín, nửa khép kín sang cải cách mở cửa, từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, v.v. thực hiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc, sức sản xuất, sức mạnh tổng hợp và mức sống nhân dân của chủ nghĩa xã hội bước lên một bậc thềm mới, đã mở ra thành công một con đường mới Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
邓小平理论
20世纪70年代以来,国际形势和世界政治格局发生重大变化,和平与发展逐步成为时代主题。1978年,中共十一届三中全会开启了改革开放和社会主义现代化建设新时期。邓小平理论是在和平与发展成为时代主题的历史条件下,在中国改革开放和社会主义现代化建设的实践中,在总结中国社会主义胜利和挫折的历史经验并借鉴其他社会主义国家兴衰成败历史经验的基础上,逐步形成和发展起来的。
1978年12月,邓小平在中共中央工作会议闭幕会上作题为《解放思想,实事求是,团结一致向前看》的讲话。这是开辟新时期新道路、开创建设有中国特色社会主义新理论的宣言书。随后召开的中共十一届三中全会作出把党和国家的工作重点转移到社会主义现代化建设上来的战略决策,揭开了改革开放的序幕。这次全会标志着邓小平理论开始形成。
1982年9月,邓小平在中共十二大上第一次提出“建设有中国特色的社会主义”的重要命题。1987年,中共十三大系统阐明了关于社会主义初级阶段的理论,完整概括了中国共产党在社会主义初级阶段的基本路线,初步概括了中共十一届三中全会以来开辟新道路的历史经验,并从中国社会主义建设的阶段、任务、动力、条件、布局和国际环境等方面,对邓小平关于社会主义建设的一系列科学理论观点作了归纳。这些构成了建设有中国特色的社会主义理论的轮廓,标志着邓小平理论初步形成。
1992年年初,邓小平视察中国南方并发表了重要谈话,及时深刻地回答了中国改革开放中“什么是社会主义,怎样建设社会主义”的重大问题,极大地解放了人们的思想并坚定了人们的社会主义信念。同年10月,江泽民在中共十四大报告中,从发展道路、发展阶段、根本任务、发展动力、外部条件、政治保证、战略步骤、领导和依靠力量、实现祖国统一等9个方面,概括了建设有中国特色社会主义理论的主要内容,确立了邓小平建设有中国特色社会主义理论在全党的指导地位。
1997年9月,中共十五大将邓小平关于建设有中国特色社会主义的理论定名为“邓小平理论”,同马克思列宁主义、毛泽东思想并列为党的指导思想和行动指南并写入党章。1999年,九届全国人大二次会议将邓小平理论载入中国宪法。
邓小平理论是贯通哲学、政治经济学、科学社会主义等领域,涵盖经济、政治、科技、教育、文化、民族、军事、外交、统一战线、党的建设等方面比较完备的科学体系。这一体系科学回答了建设中国特色社会主义的一系列基本问题,主要包括:关于社会主义思想路线的理论;关于社会主义本质和社会主义发展道路的理论;关于社会主义发展阶段的理论;关于社会主义根本任务的理论;关于社会主义建设发展战略的理论;关于社会主义发展动力的理论;关于社会主义国家对外开放的理论;关于社会主义政治、经济体制改革的理论;关于社会主义建设政治保证的理论;关于社会主义国家外交战略的理论;关于祖国统一的理论;关于社会主义事业依靠力量的理论;关于社会主义国家军队和国防建设的理论;关于社会主义事业领导核心的理论等。
邓小平理论是毛泽东思想在新的历史条件下的继承和发展,是马克思主义中国化第二次历史性飞跃的理论成果,是中国共产党集体智慧的结晶。在邓小平理论的指导下,中国逐步实现了从“以阶级斗争为纲”到以经济建设为中心、从封闭半封闭到改革开放、从计划经济到社会主义市场经济等一系列重大转变,实现了政治稳定、经济发展、民族团结,社会主义生产力、综合国力和人民生活水平踏上一个大台阶,成功走出了一条中国特色社会主义新道路。