Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”
Sau Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII (năm 1989), trong thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, những người Cộng sản Trung Quốc với đại diện chính là Giang Trạch Dân đã tăng thêm hiểu biết về cái gì là chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng Đảng như thế nào, làm thế nào để xây dựng Đảng, tích lũy được những kinh nghiệm quý báu mới về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, hình thành tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”.
Đứng trước thế kỷ mới, trên cơ sở nhận thức tỉnh táo và nắm bắt chuẩn xác tình hình trong và ngoài nước, nhiệm vụ lịch sử mà Đảng gánh vác và thực tế xây dựng chính bản thân Đảng, tháng 2 năm 2000, Giang Trạch Dân đã đặt ra yêu cầu “Ba đại diện” khi khảo sát tại tỉnh Quảng Đông, gây phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài Đảng cũng như trong và ngoài nước. Tháng 7 năm 2001, Giang Trạch Dân có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, trình bày một cách hệ thống nội hàm khoa học và nội dung cơ bản của tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, tức Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải luôn đại diện cho nhu cầu phát triển của sức sản xuất tiên tiến Trung Quốc, đại diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Tháng 11 năm 2002, Đại hội Đảng XVI đã xác định tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo và kim chỉ nam hành động mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải kiên trì lâu dài cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình, và đưa vào Điều lệ Đảng. Năm 2004, Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá X đã đưa tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” vào Hiến pháp Trung Quốc.
Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” xuyên suốt các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao và xây dựng Đảng, v.v. bao gồm các mặt như cải cách, phát triển và ổn định, công việc nội bộ, ngoại giao và quốc phòng, quản lý Đảng, quản lý đất nước và quản lý quân đội, v.v. là một lý luận khoa học, hệ thống. Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải luôn đại diện cho nhu cầu phát triển của sức sản xuất tiên tiến Trung Quốc, tức là lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và các công việc của Đảng cần phải nỗ lực phù hợp với quy luật phát triển của sức sản xuất, thể hiện nhu cầu không ngừng thúc đẩy giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, không ngừng nâng cao mức sống cho quần chúng nhân dân bằng việc phát triển sức sản xuất. Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải luôn đại diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, tức là lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và các công việc của Đảng cần phải nỗ lực thể hiện nhu cầu phát triển của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa dân tộc, khoa học, đại chúng mà hướng tới hiện đại hoá, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai, thúc đẩy việc không ngừng nâng cao tố chất tư tưởng đạo đức và tố chất khoa học văn hoá của toàn dân tộc, tạo động lực tinh thần và cung cấp sự ủng hộ về trí tuệ cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải luôn đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc, tức là lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và các công việc của Đảng cần phải kiên trì đặt lợi ích căn bản của nhân dân làm điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng, phát huy đầy đủ tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, trên cơ sở xã hội không ngừng phát triển tiến bộ, làm cho quần chúng nhân dân không ngừng được hưởng những lợi ích thiết thực về kinh tế, chính trị và văn hoá.
Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” đã đề xuất một loạt tư tưởng mới, quan điểm mới và nhận định mới liên hệ chặt chẽ với nhau, thông suốt với nhau, chủ yếu bao gồm: Tư tưởng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; tư tưởng về lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu khác nhau cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc; tư tưởng về lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều phương thức phân phối cùng tồn tại; tư tưởng về thực hiện chiến lược mở cửa đối ngoại toàn diện; tư tưởng về sự phát triển nhịp nhàng giữa văn minh vật chất, văn minh chính trị và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa; tư tưởng về phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng trong việc cầm quyền và chấn hưng đất nước; tư tưởng về xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định; tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa; tư tưởng về kết hợp quản lý đất nước theo pháp luật với quản lý đất nước bằng đạo đức; tư tưởng về đi theo con đường xây dựng quân đội tinh gọn và hùng mạnh đặc sắc Trung Quốc; tư tưởng về củng cố nền tảng giai cấp của Đảng và mở rộng nền tảng quần chúng của Đảng, v.v. Những tư tưởng, quan điểm và nhận định đó đã hình thành nội dung chủ yếu của tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”.
Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” đã trả lời một cách sáng tạo vấn đề xây dựng Đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng Đảng, liên hệ chặt chẽ công trình vĩ đại mới xây dựng Đảng với sự nghiệp vĩ đại Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, làm cho tính chất, tôn chỉ, tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ của Đảng có thêm những nội dung thời đại phong phú. Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là sự tiến cùng với thời đại một lần nữa của tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một vũ khí lý luận mạnh mẽ để tăng cường và cải tiến xây dựng Đảng cũng như thúc đẩy chủ nghĩa xã hội tự hoàn thiện và tự phát triển, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
“三个代表”重要思想
1989年中共十三届四中全会以后,以江泽民为主要代表的中国共产党人,在建设中国特色社会主义的实践中,加深了对什么是社会主义、怎样建设社会主义和建设什么样的党、怎样建设党的认识,积累了治党治国新的宝贵经验,形成了“三个代表”重要思想。
面对新世纪,基于对国内外形势、党肩负的历史任务、党自身建设实际的清醒认识和准确把握,江泽民于2000年2月在广东考察期间提出“三个代表”的要求,在党内外、国内外引发强烈反响。2001年7月,江泽民在庆祝中国共产党成立80周年大会上发表重要讲话,系统阐述“三个代表”重要思想的科学内涵和基本内容,即中国共产党必须始终代表中国先进生产力的发展要求,代表中国先进文化的前进方向,代表中国最广大人民的根本利益。2002年11月,中共十六大把“三个代表”重要思想同马克思列宁主义、毛泽东思想、邓小平理论一道确立为中国共产党必须长期坚持的指导思想和行动指南,并写入党章。2004年,十届全国人大二次会议将“三个代表”重要思想载入中国宪法。
“三个代表”重要思想贯穿经济、政治、文化、军事、外交、党的建设等各个领域,涵盖改革发展稳定、内政外交国防、治党治国治军等各个方面,是一个系统的科学理论。中国共产党必须始终代表中国先进生产力的发展要求,就是党的理论、路线、纲领、方针、政策和各项工作,必须努力符合生产力发展的规律,体现不断推动社会生产力的解放和发展的要求,通过发展生产力不断提高人民群众的生活水平。中国共产党必须始终代表中国先进文化的前进方向,就是党的理论、路线、纲领、方针、政策和各项工作,必须努力体现面向现代化、面向世界、面向未来的,民族的科学的大众的社会主义文化的发展要求,促进全民族思想道德素质和科学文化素质的不断提高,为国家经济发展和社会进步提供精神动力和智力支持。中国共产党必须始终代表中国最广大人民的根本利益,就是党的理论、路线、纲领、方针、政策和各项工作,必须坚持把人民的根本利益作为出发点和归宿,充分发挥人民群众的积极性、主动性、创造性,在社会不断发展进步的基础上,使人民群众不断获得切实的经济、政治、文化利益。
“三个代表”重要思想提出了一系列紧密联系、相互贯通的新思想、新观点、新论断,主要包括:关于建立社会主义市场经济体制的思想;关于公有制为主体、多种所有制经济共同发展是中国社会主义初级阶段的基本经济制度的思想;关于按劳分配为主体、多种分配方式并存的思想;关于实行全方位对外开放战略的思想;关于社会主义物质文明、政治文明和精神文明协调发展的思想;关于发展是党执政兴国的第一要务的思想;关于正确处理改革发展稳定关系的思想;关于建设社会主义法治国家的思想;关于依法治国和以德治国相结合的思想;关于走中国特色的精兵之路的思想;关于巩固党的阶级基础和扩大党的群众基础的思想等。这些思想、观点和论断构成了“三个代表”重要思想的主要内容。
“三个代表”重要思想创造性地回答了建设什么样的党、怎样建设党的问题,把党的建设新的伟大工程同中国特色社会主义伟大事业紧密联系起来,赋予党的性质、宗旨、指导思想和任务以丰富的时代内容。“三个代表”重要思想是中国共产党指导思想的又一次与时俱进,是加强和改进党的建设、推进社会主义自我完善和发展的强大理论武器,是中国特色社会主义理论体系的重要组成部分。