Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời vào thập kỷ 20 thế kỷ XX, là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội Trung Quốc và đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc trong thời cận đại, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân Trung Quốc.

Đầu năm 1920, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú lần lượt hoạt động tại Bắc Kinh và Thượng Hải, tiến hành việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 3, Lý Đại Chiêu khởi xướng thành lập Hội Nghiên cứu Học thuyết Mác Đại học Bắc Kinh, đó là đoàn thể học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác sớm nhất tại Trung Quốc. Tháng 5, Trần Độc Tú tổ chức thành lập Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác tại Thượng Hải. Trên cơ sở đó, tháng 6 cùng năm, Trần Độc Tú, v.v. quyết định thành lập tổ chức Đảng Cộng sản. Về tên gọi của đảng, Trần Độc Tú xin ý kiến của Lý Đại Chiêu, Lý Đại Chiêu chủ trương đặt tên là “Đảng Cộng sản”, Trần Độc Tú tỏ ý hoàn toàn nhất trí.  

Qua ấp ủ và chuẩn bị, tháng 8 năm 1920, tổ chức thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản ở Thượng Hải chính thức được thành lập và đặt tên là “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, đây là tổ chức đầu tiên của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc. Tổ chức thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh chính thức được thành lập vào tháng 10 năm 1920 và lúc đó đặt tên là “Tiểu ban Đảng Cộng sản”. Sau đó, Vũ Hán, Trường Sa, Tế Nam và Quảng Châu, v.v. đã lần lượt thành lập Đảng bộ địa phương. Tại châu Âu và Nhật Bản, những nhân sĩ tiến bộ trong lưu học sinh và kiều bào Trung Quốc cũng thành lập tổ chức thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản. Sự thành lập của tổ chức thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản ở các địa phương đã thúc đẩy mạnh mẽ sự truyền bá hơn nữa của chủ nghĩa Mác cũng như sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Trung Quốc, tạo điều kiện tốt cho việc thành lập Đảng Cộng sản tại Trung Quốc. 

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra tại Thượng Hải. Do chịu sự quấy rối của bên ngoài, hội nghị hôm cuối cùng được di chuyển đến một chiếc thuyền du lịch trên hồ Nam ở Gia Hưng tỉnh Chiết Giang. Những người tham dự Đại hội có các đại biểu đến từ tổ chức Đảng thời kỳ đầu ở các địa phương trong nước và tại Nhật Bản là Lý Đạt, Lý Hán Tuấn, Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu, Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hằng, Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh, Trương Quốc Đào, Lưu Nhân Tĩnh, Trần Công Bác, Chu Phật Hải và đại diện do Trần Độc Tú chỉ định là Bao Huệ Tăng. Họ đại diện cho hơn 50 Đảng viên trong cả nước. Đại diện của Quốc tế Cộng sản Henk Sneevliet (Maring) và Nikolsky dự thính Đại hội lần này. Đại hội đã thảo luận và thông qua Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc, xác định tên gọi của Đảng là “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, quy định cương lĩnh của Đảng là: Quân đội cách mạng cần phải cùng với giai cấp vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp nhà tư bản; chấp nhận chuyên chính của giai cấp vô sản cho đến khi kết thúc đấu tranh giai cấp, tức là cho đến khi xóa bỏ phân biệt giai cấp trong xã hội; xóa bỏ chế độ tư hữu nhà tư bản, tịch thu các tư liệu sản xuất như máy móc, đất đai, nhà xưởng và bán thành phẩm, v.v. để cho cả xã hội sở hữu chung; liên kết với Quốc tế thứ 3. Cương lĩnh của Đảng nêu rõ, tổ chức công nhân, nông dân và binh lính, chấp nhận mục đích chính trị căn bản của Đảng là thực hiện cách mạng xã hội. Cương lĩnh của Đảng còn bao gồm một số điều khoản thuộc về tính chất điều lệ Đảng, đã quy định nguyên tắc tổ chức chế độ tập trung dân chủ và kỷ luật của Đảng. Đại hội thông qua nghị quyết, xác định nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi được thành lập là lãnh đạo phong trào công nhân, và đưa ra quy định cụ thể về việc triển khai các công tác như tổ chức và tuyên truyền phong trào công nhân, v.v. Đại hội bầu ra và thành lập cơ quan lãnh đạo lâm thời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức Cục Trung ương, Trần Độc Tú làm Bí thư, Trương Quốc Đào phụ trách công tác tổ chức, Lý Đạt phụ trách công tác tuyên truyền.    

Đại hội Đảng I chính thức tuyên bố sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ đó, tại một Trung Quốc cổ kính lạc hậu đã xuất hiện một chính đảng giai cấp vô sản thống nhất, duy nhất và hoàn toàn mới mẻ, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam hành động, và lấy thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản làm mục tiêu phấn đấu. Đây là yêu cầu khách quan của tiến bộ xã hội và sự phát triển của cách mạng Trung Quốc kể từ thời cận đại, là một sự kiện lớn xưa nay chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc đã có bộ mặt mới mẻ.

中国共产党诞生

中国共产党诞生于20世纪20年代,是近代中国社会及中国人民革命斗争发展的必然结果,是马克思列宁主义同中国工人运动相结合的产物。

1920年年初,中国共产党创始人李大钊与陈独秀在北京和上海分别活动,筹建中国共产党。3月,李大钊发起成立了北京大学马克思学说研究会,这是中国最早的学习和研究马克思主义的团体。5月,陈独秀在上海组织了马克思主义研究会。在此基础上,同年6月,陈独秀等决定建立共产党组织。关于党的名称,陈独秀征求李大钊的意见,李大钊主张定名为“共产党”,陈独秀表示完全同意。

经过酝酿和准备,1920年8月,上海的共产党早期组织正式成立,取名为“中国共产党”,这是中国的第一个共产党组织。北京的共产党早期组织于1920年10月正式成立,当时取名为“共产党小组”。此后,武汉、长沙、济南、广州等地先后建立起共产党的地方组织。在欧洲和日本,中国留学生和侨民中的先进分子也建立了共产党的早期组织。各地共产党早期组织的建立有力促进了马克思主义的进一步传播及其同中国工人运动的结合,为在中国建立共产党准备了条件。

1921年7月23日,中国共产党第一次全国代表大会在上海召开。因受外部干扰,最后一天的会议转移到浙江嘉兴南湖一艘游船上举行。参加大会的有国内各地及旅日早期党组织的代表李达、李汉俊、董必武、陈潭秋、毛泽东、何叔衡、王尽美、邓恩铭、张国焘、刘仁静、陈公博、周佛海,还有陈独秀指定的代表包惠僧。他们代表着全国50多名党员。共产国际代表马林和尼科尔斯基列席了这次大会。大会讨论并通过了《中国共产党纲领》,确定党的名称为“中国共产党”,规定党的纲领是:革命军队必须与无产阶级一起推翻资本家阶级的政权;承认无产阶级专政,直到阶级斗争结束,即直到消灭社会的阶级区分;消灭资本家私有制,没收机器、土地、厂房和半成品等生产资料,归社会公有;联合第三国际。党纲明确提出,把工人、农民和士兵组织起来,承认党的根本政治目的是实行社会革命。党纲还包含属于党章性质的一些条文,规定了民主集中制的组织原则和党的纪律。大会通过决议,确定中国共产党成立后的中心任务是领导工人运动,并对开展工人运动的组织和宣传等工作作了具体规定。大会选举产生了中国共产党中央临时领导机构——中央局,陈独秀为书记,张国焘负责组织工作,李达负责宣传工作。

中共一大正式宣告了中国共产党的成立。从此,在古老落后的中国出现了完全新式的、以马克思列宁主义为行动指南的、以实现社会主义和共产主义为奋斗目标的、统一的和唯一的无产阶级政党。这是近代以来中国社会进步和革命发展的客观要求,是中国历史上开天辟地的大事件。自从有了中国共产党,中国革命的面貌焕然一新。