Cao trào lần thứ nhất của phong trào công nhân Trung Quốc
Sau khi được thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập Ban Bí thư Tổng hợp Lao động Trung Quốc (tiền thân của Tổng Công đoàn Toàn quốc Trung Hoa), tập trung sức mạnh vào phong trào công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giác ngộ của giai cấp công nhân Trung Quốc nhanh chóng được nâng cao, phong trào công nhân bắt đầu hình thành cục diện dấy lên mạnh mẽ. Cuộc bãi công của thuỷ thủ Hồng Kông vào tháng 1 năm 1922 là khởi điểm dấy lên cao trào lần thứ nhất của phong trào công nhân Trung Quốc. Cuộc bãi công được bắt đầu khi những yêu cầu hợp lý của các thuỷ thủ Hồng Kông như yêu cầu nhà tư sản tăng lương và tạo nhiều công ăn việc làm, v.v. bị từ chối, hơn 100 nghìn công nhân đã tham gia cuộc bãi công này. Qua 56 ngày đấu tranh không ngừng, cuộc bãi công lớn của thuỷ thủ Hồng Kông cuối cùng đã giành thắng lợi.
Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 2 năm 1923, cả nước tổng cộng diễn ra hơn 100 cuộc bãi công với quy mô lớn nhỏ khác nhau, số người tham gia bãi công tới 300 nghìn người trở lên. Cuộc bãi công lớn của công nhân đường sắt Bắc Kinh – Hán Khẩu bùng nổ vào ngày 4 tháng 2 năm 1923 đã đẩy cao trào lần thứ nhất của phong trào công nhân Trung Quốc lên đến đỉnh cao. Cuộc bãi công đã làm cho chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt phản động hoảng sợ. Ngày 7 tháng 2, quân phiệt Ngô Bội Phù điều động quân đội và cảnh sát đàn áp đẫm máu những công nhân tham gia bãi công tại khu vực dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Hán Khẩu, gây vụ thảm án mồng 7 tháng 2 làm chấn động cả Trung Quốc lẫn thế giới. Trưởng ban công đoàn cơ sở khu Giang Ngạn của Tổng Công đoàn Đường sắt Bắc Kinh – Hán Khẩu, Đảng viên Đảng Cộng sản Lâm Tường Khiêm và Cố vấn Pháp lý của Hội Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hồ Bắc, Đảng viên Đảng Cộng sản Thi Dương, v.v. đã bị sát hại.
Cuộc bãi công lớn của công nhân đường sắt Bắc Kinh – Hán Khẩu là để tranh thủ quyền lợi tự do hội họp và lập hội cho công nhân, đã đề xuất rõ ràng khẩu hiệu chính trị “Chiến đấu vì tự do, chiến đấu vì nhân quyền”, thể hiện hơn nữa sức mạnh của giai cấp công nhân Trung Quốc, mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhân dân toàn quốc. Tuy rằng cuộc bãi công đã bị thất bại, nhưng sinh mạng và máu đào của công nhân đã làm thức tỉnh hơn nữa nhân dân Trung Quốc, làm cho họ nhận thức rõ ràng hơn nữa chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt phong kiến là kẻ địch của nhân dân Trung Quốc, cần phải đấu tranh đến cùng với chúng thì mới có thể giành lấy tự do và giải phóng thực sự.
中国工人运动第一次高潮
中国共产党成立后,建立中国劳动组合书记部,集中力量从事工人运动。在中国共产党的领导下,中国工人阶级的觉悟很快得到提高,工人运动开始出现蓬勃兴起的局面,以1922年1月香港海员罢工为起点,掀起中国工人运动的第一次高潮。罢工是由香港海员要求资方增加工资和扩大就业等合理要求被拒绝后开始的,参加罢工的工人达10多万人。经过56天的不懈斗争,香港海员大罢工最终取得胜利。
从1922年1月到1923年2月,全国共发生大小罢工100多次,参加罢工人数达30万以上。1923年2月4日爆发的京汉铁路工人大罢工,将中国工人运动第一次高潮推向顶点。罢工引起了帝国主义和反动军阀的恐慌。2月7日,军阀吴佩孚调动军警在京汉铁路沿线血腥镇压罢工工人,制造了震惊中外的二七惨案。京汉铁路总工会江岸分会委员长、共产党员林祥谦与湖北省工团联合会法律顾问、共产党员施洋等被杀害。
京汉铁路工人大罢工是为争取工人集会、结社的自由权利而爆发的,它鲜明地提出了“为自由而战,为人权而战”的政治口号,进一步显示了中国工人阶级的力量,扩大了中国共产党在全国人民中的影响。罢工虽然遭到失败,但工人的生命和鲜血进一步唤醒了中国人民,使他们更加清楚地认识到帝国主义和封建军阀是中国人民的敌人,必须与之斗争到底,才能获得真正的自由和解放。