Hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất

Đại hội Đảng III diễn ra vào tháng 6 năm 1923, căn cứ vào sách lược, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, kết hợp với tình hình cụ thể của cách mạng Trung Quốc, phát huy đầy đủ dân chủ, trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc và xác định rõ tính chất của cách mạng Trung Quốc, đã giải quyết đúng đắn những bất đồng to lớn tồn tại trong nội bộ Đảng về vấn đề hợp tác Quốc – Cộng (tức hợp tác giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản) vào thời kỳ mới thành lập Đảng, thống nhất nhận thức của toàn Đảng, chính thức xác định sách lược phương châm những Đảng viên Cộng sản gia nhập Quốc dân đảng với tư cách cá nhân và tiến hành hợp tác trong nội bộ Đảng với Quốc dân đảng, làm cho Đảng có thể đoàn kết mọi lực lượng có thể liên kết được, cùng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ chống đế quốc và chống phong kiến.   

Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 1 năm 1924, dưới sự thúc đẩy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Quốc dân đảng Trung Quốc diễn ra tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn chủ trì Đại hội. Có 165 đại biểu tham dự Đại hội, trong đó có hơn 20 Đảng viên Đảng Cộng sản, bao gồm Lý Đại Chiêu, Đàm Bình Sơn, Lâm Bá Cừ, Trương Quốc Đào, Cù Thu Bạch, Mao Trạch Đông và Lý Lập Tam, v.v. Đại hội xem xét thông qua “Tuyên ngôn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Quốc dân đảng Trung Quốc”, đưa ra những giải thích mới về “Chủ nghĩa tam dân”, đề xuất “Chủ nghĩa tam dân mới” lấy ba chính sách cách mạng “Liên kết với Liên Xô, liên kết với Đảng Cộng sản, hỗ trợ nông dân và công nhân” làm nội dung chính. Cương lĩnh của “Chủ nghĩa tam dân mới” cơ bản nhất trí với cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn cách mạng dân chủ, do vậy đã trở thành nền tảng chính trị cho hợp tác Quốc – Cộng. Bên cạnh đó, Đại hội còn xử lý mối quan hệ giữa Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản về mặt đường lối tổ chức, tức kếp nạp những Đảng viên Đảng Cộng sản, Đoàn viên Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa vào Quốc dân đảng với tư cách cá nhân.

Việc diễn ra Đại hội I của Quốc dân đảng đánh dấu sự hình thành chính thức của hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất. Đây là thắng lợi to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc non trẻ trong việc bắt đầu thực hiện cương lĩnh cách mạng dân chủ và chính sách mặt trận liên hợp dân chủ, cũng là một công lao lịch sử to lớn của Tôn Trung Sơn trong việc thúc đẩy cách mạng Trung Quốc vào cuối đời ông. Việc thực hiện hợp tác Quốc – Cộng vừa là nhu cầu chung của cả Đảng Cộng sản lẫn Quốc dân đảng trong việc chống lại chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt phong kiến, cũng là nhu cầu phát triển của mỗi đảng.

Sau khi thực hiện hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất, dưới sự nỗ lực và thúc đẩy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc đã dấy lên cao trào lần thứ nhất, thúc đẩy sự khôi phục và phát triển của phong trào công nông, mở ra cục diện cách mạng mới chống đế quốc và chống phong kiến. Từ cuối năm 1926 đến đầu năm 1927, quân Bắc phạt không ngừng tiến lên và giành thắng lợi trong phạm vi hơn nửa đất nước Trung Quốc, tinh thần chống lại chủ nghĩa đế quốc và yêu nước không ngừng dâng trào trong cả nước. Ba cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Trung Quốc và sự phát triển của phong trào nông dân đã thúc đẩy hơn nữa cao trào của cách mạng quốc dân. Nhưng cùng với việc hình thành cao trào của cách mạng, đấu tranh tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ mặt trận thống nhất ngày càng kịch liệt. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời vào tháng 3 năm 1925, hoạt động cướp quyền lãnh đạo của cánh hữu Quốc dân đảng ngày càng hung hăng. Cánh hữu mới và thế lực quân phiệt mới với đại diện là Tưởng Giới Thạch tăng cường chống phá cách mạng. Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch phát động “Phong trào làm trong sạch đảng” với đại diện là cuộc đảo chính phản cách mạng ngày 12 tháng 4. Ngày 15 tháng 7, tập đoàn Uông Tinh Vệ bắt bớ và tàn sát số lượng lớn Đảng viên Đảng Cộng sản và quần chúng cách mạng tại Vũ Hán. Từ đó, Đại cách mạng do Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng hợp tác phát động đã bị thất bại, hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất kéo dài ba năm rưỡi đã bị tan vỡ.

第一次国共合作

1923年6月召开的中共三大,根据马克思列宁主义的策略原则和共产国际的指示,结合中国革命的具体情况,充分发扬民主,在分析中国社会矛盾和明确中国革命性质的基础上,正确解决了建党初期,党内在国共合作问题上存在的重大分歧,统一了全党的认识,正式确定了共产党员以个人身份加入国民党,与国民党进行党内合作的策略方针,使党能够团结一切可能联合的力量,共同完成反帝反封建的民主革命任务。

1924年1月20日至30日,在中国共产党的推动下,中国国民党第一次全国代表大会在广州举行,孙中山主持大会。出席大会的代表165人,其中共产党员20多人,包括李大钊、谭平山、林伯渠、张国焘、瞿秋白、毛泽东、李立三等。大会审议通过了《中国国民党第一次全国代表大会宣言》,对“三民主义”作出新的解释,提出了以“联俄、联共、扶助农工”三大革命政策为主要内容的“新三民主义”。“新三民主义”的纲领同中国共产党在民主革命阶段的纲领基本一致,因而成为第一次国共合作的政治基础。大会还从组织路线上处理国民党同共产党的关系,即接纳共产党员、社会主义青年团员以个人身份加入国民党。

国民党一大的召开,标志着第一次国共合作的正式形成。这是年轻的中国共产党开始实践民主革命纲领和民主联合战线政策的重大胜利,也是孙中山晚年推进中国革命的一大历史功绩。实行国共合作既是国共两党反对帝国主义和封建军阀的共同需要,也是两党各自发展的需要。

第一次国共合作建立后,在中国共产党的努力和推动下,中国革命掀起了第一次高潮,促进了工农运动的恢复和发展,开创了反帝反封建的革命新局面。1926年年底到1927年年初,北伐军胜利进军,席卷了大半个中国,全国反帝爱国情绪不断高涨。上海工人三次武装起义和农民运动的发展,进一步把国民革命推向高潮。但随着革命高潮的到来,统一战线内部争夺领导权的斗争日益加剧。1925年3月孙中山逝世后,国民党右派篡夺领导权的活动日益猖獗。以蒋介石为代表的新右派和新军阀势力,加紧反革命扩张。1927年4月,蒋介石在上海进行了以四一二反革命政变为代表的“清党运动”。7月15日,汪精卫集团在武汉对共产党员和革命群众实行大逮捕、大屠杀。至此,由国共两党合作发动的大革命宣告失败,历时3年半的第一次国共合作破裂。