Phong trào Ngũ Tạp
Sau khi thực hiện hợp tác Quốc – Cộng lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân và quần chúng của cả nước. Ngày 1 tháng 5 năm 1925, Tổng Công đoàn Toàn quốc Trung Hoa được chính thức thành lập tại Quảng Châu, Đảng viên Đảng Cộng sản Lâm Vĩ Dân, Lưu Thiếu Kỳ lần lượt được bầu làm Trưởng ban và Phó Trưởng ban. Ngày 15 tháng 5, nhà tư bản Nhật Bản của nhà máy số 7 của Công ty Naigai Wata Nhật Bản ở Thượng Hải bắn giết đại biểu công nhân, Đảng viên Đảng Cộng sản Cố Chính Hồng, gây thương hại cho hơn 10 công nhân. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định tổ chức hoạt động biểu tình quy mô lớn chống lại chủ nghĩa đế quốc tại tô giới. Ngày 30 tháng 5, công nhân và học sinh sinh viên ở Thượng Hải tổ chức cuộc tuyên truyền và biểu tình trên phố, lính tuần nước Anh ở tô giới bất ngờ nổ súng và bắn giết 13 người, số người bị thương nhiều vô kể, gây ra vụ thảm án Ngũ Tạp làm chấn động Trung Quốc. Mấy ngày sau đó, lại liên tiếp xảy ra những vụ binh lính và cảnh sát của nước Anh, Nhật, v.v. bắn giết người Trung Quốc tại Thượng Hải và những nơi khác.
Những vụ giết người này đã gây nên sự phẫn nộ cực kỳ lớn trong nhân dân cả nước. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập Uỷ ban hành động với thành viên là Cù Thu Bạch, Thái Hoà Sâm, Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ và Lưu Hoa, v.v. tổ chức các hoạt động chống đối như tất cả công nhân bãi công, học sinh bãi khoá, thương nhân bãi thị tại Thượng Hải. Dưới dự lãnh đạo và thúc đẩy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phong trào Ngũ Tạp nhanh chóng lôi cuốn toàn quốc, có khoảng 17 triệu người trực tiếp tham gia vào phong trào này, tạo nên làn sóng mãnh liệt chống lại chủ nghĩa đế quốc trong phạm vi cả nước và cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc có ảnh hưởng rộng rãi trên trường quốc tế.
Phong trào Ngũ Tạp đã mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cả nước, số lượng Đảng viên tăng gấp 11 lần trong vòng một năm. Phong trào này đã thúc đẩy trực tiếp việc dấy lên cuộc bãi công lớn ở Quảng Châu và Hồng Kông kéo dài 16 tháng với sự tham gia của 250 nghìn người, có vai trò thúc đẩy quan trọng đối với sự hình thành của cao trào Đại cách mạng.
五卅运动
第一次国共合作建立后,中国共产党继续领导全国的工人和群众运动。1925年5月1日,中华全国总工会在广州正式成立,共产党员林伟民、刘少奇分别当选为正、副委员长。5月15日,上海内外棉七厂的日本资本家枪杀工人代表、共产党员顾正红,打伤工人10余人。中共中央决定在租界内举行大规模的反帝示威活动。5月30日,上海工人和学生举行街头宣传和示威游行,租界的英国巡捕在南京路上突然开枪,打死13人,伤者不计其数,制造了震惊全国的五卅惨案。此后几天,在上海和其他地方又连续发生英、日等国军警枪杀中国人的事件。
这些事件,激起了全国人民的极大愤怒。中共中央决定由瞿秋白、蔡和森、李立三、刘少奇和刘华等组成行动委员会,组织全上海工人罢工、学生罢课、商人罢市的抗议运动。在中国共产党的领导和推动下,五卅运动迅速席卷全国,约有1700万人直接参加了运动,形成了全国规模的反帝怒潮和具有广泛国际影响的反帝斗争。
五卅运动扩大了中国共产党在全国的影响,党员数量一年内增加了10倍。这一运动直接推动了历时16个月、25万人参加的省港大罢工的兴起,对大革命高潮的形成起到重要的推动作用。