Khởi nghĩa Nam Xương
Năm 1927, Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ lần lượt phát động các cuộc đảo chính phản cách mạng, mô hình Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng hợp tác lãnh đạo cách mạng do đó mà bị chết yểu. Tình hình cách mạng trong cả nước chuyển biến đột ngột, đứng trước sự đàn áp đẫm máu, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt buộc phải bước vào hành trình gian nan độc lập lãnh đạo cách mạng ruộng đất và tìm tòi con đường cách mạng mới. Trong thời khắc nguy cấp bị diệt sạch, trung tuần tháng 7 năm 1927, Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị lâm thời Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: Tập trung các đội quân mà Đảng nắm bắt và ảnh hưởng tại Nam Xương, chuẩn bị phát động khởi nghĩa vũ trang; phát động khởi nghĩa thu hoạch mùa thu tại những nơi có nền tảng phong trào công nông khá tốt ở 4 tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây và Quảng Đông.
Ngày 27 tháng 7 năm 1927, Chu Ân Lai cùng các đồng chí khác đến Nam Xương và thành lập Uỷ ban Tiền tuyến ngay hôm đó, khẩn trương tiến hành các công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Ngày 1 tháng 8, Uỷ ban Tiền tuyến với Bí thư là Chu Ân Lai cùng Hạ Long, Diệp Đỉnh, Chu Đức và Lưu Bá Thừa, v.v. dẫn đầu hơn 20 nghìn người trong đội quân Bắc phạt mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm bắt và ảnh hưởng tiến hành khởi nghĩa tại Nam Xương. Qua hơn 4 tiếng đồng hồ chiến đấu kịch liệt, quân khởi nghĩa tiêu diệt toàn bộ hơn 3 nghìn đội quân địch đồn trú, chiếm lấy thành phố Nam Xương. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Xương, Uông Tinh Vệ vội vàng ra lệnh đội quân Trương Phát Khuê, Chu Bồi Đức, v.v. tấn công Nam Xương. Uỷ ban Tiền tuyến quyết định dẫn đầu quân khởi nghĩa tiến về Quảng Đông theo kế hoạch định sẵn của Trung ương Đảng, dự định lấy Quảng Đông làm cơ sở để tiến hành Bắc phạt lần nữa. Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8, quân khởi nghĩa lần lượt rút khỏi Nam Xương. Đầu tháng 10, quân khởi nghĩa bị thất bại trong quá trình tiến về miền Nam. Lực lượng vũ trang còn lại, một phần tiến về khu vực huyện Lục Phong và huyện Hải Phong ở Quảng Đông để kiên trì đấu tranh; phần còn lại thì do Chu Đức và Trần Nghị dẫn đầu, qua mấy tháng liên tục chiến đấu gian khổ ở nhiều nơi, rồi mới tới căn cứ địa cách mạng Tỉnh Cương Sơn vào tháng 4 năm 1928, hội quân với bộ đội khởi nghĩa thu hoạch mùa thu tại vùng giáp giới Hồ Nam và Giang Tây do Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Nam Xương đã nổ phát súng đầu tiên đấu tranh vũ trang phe phản động Quốc dân đảng, tuyên bố lập trường kiên định và quyết tâm kiên cường tiến hành cách mạng đến cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu độc lập lãnh đạo chiến tranh cách mạng, thành lập quân đội nhân dân và khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Từ đó, một quân đội loại hình mới thực sự thuộc về nhân dân đã ra đời, đây là lực lượng vũ trang trung thành thực hiện nhiệm vụ chính trị cách mạng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là bộ đội con em hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân.
南昌起义
1927年,蒋介石、汪精卫相继发动反革命政变,国共合作领导革命的模式因此而夭折。全国革命形势陡转,中国共产党面对血腥镇压被迫走上独立领导土地革命、探索新的革命道路的艰难征程。在面临被赶尽杀绝的危急时刻,1927年7月中旬,中共中央临时政治局常委会决定:将党所掌握和影响的部队向南昌集中,准备发动武装起义;在湖南、湖北、江西和广东四省工农运动基础较好的地方发动秋收起义。
1927年7月27日,周恩来等到达南昌,当天就组成前敌委员会,加紧进行起义的各项准备工作。8月1日,以周恩来为书记的前敌委员会及贺龙、叶挺、朱德、刘伯承等人,率领中国共产党所掌握或影响下的北伐军队2万多人在南昌举行起义。经过4个多小时的激烈战斗,起义军全歼守敌3000余人,占领了南昌城。南昌起义后,汪精卫急令张发奎、朱培德等部向南昌进攻。前委按照中共中央原定计划决定率起义军向广东进军,计划以广东为基地再次组织北伐。8月3日至6日,起义军分批撤出南昌。10月初,起义军南下途中遭到失败。保存下来的武装,一部分进入广东海陆丰地区坚持斗争;另一部分在朱德、陈毅率领下,经过艰苦转战于1928年4月到达井冈山革命根据地,同毛泽东领导的湘赣边界秋收起义部队会师。
南昌起义打响了武装反抗国民党反动派的第一枪,宣告了中国共产党把革命进行到底的坚定立场和坚强决心,标志着中国共产党独立领导革命战争、创建人民军队和武装夺取政权的开始。从此,一支真正属于人民的新型军队诞生了,这是在中国共产党绝对领导之下、忠实执行革命政治任务的武装力量,是全心全意为人民服务的子弟兵。