Căn cứ địa cách mạng Tỉnh Cương Sơn
Tháng 10 năm 1927, Mao Trạch Đông dẫn đầu bộ đội khởi nghĩa thu hoạch mùa thu đến Tỉnh Cương Sơn tỉnh Giang Tây, đã lần lượt phát triển lực lượng vũ trang tại huyện Ninh Cương, huyện Vĩnh Tân, huyện Trà Lăng, huyện Toại Xuyên, v.v. triển khai chiến tranh du kích, lãnh đạo nông dân đánh địa chủ, phú hào, chia ruộng đất, thành lập chính quyền cách mạng, thực hiện Cát cứ vũ trang công nông, sáng lập căn cứ địa cách mạng ở nông thôn.
Hạ tuần tháng 4 năm 1928, Chu Đức và Trần Nghị dẫn đầu những đội quân còn lại trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương và đội tự vệ nông dân khởi nghĩa Tương Nam tiến tới Tỉnh Cương Sơn, hội quân với Quân Cách mạng Công nông do Mao Trạch Đông lãnh đạo, được biên chế lại và trở thành đội quân số 4 Quân Cách mạng Công nông (sau đổi tên gọi là đội quân số 4 Hồng quân Công nông), Mao Trạch Đông làm đại biểu Đảng và Bí thư Quân uỷ, Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Ngày 20 tháng 5, Mao Trạch Đông chủ trì tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng Cộng sản Trung Quốc tại vùng giáp giới Hồ Nam – Giang Tây, trên Đại hội đã thành lập Uỷ ban đặc biệt vùng giáp giới Hồ Nam – Giang Tây với Bí thư là Mao Trạch Đông. Tháng 10, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Trung Quốc tại vùng giáp giới Hồ Nam – Giang Tây đã thông qua nghị quyết do Mao Trạch Đông soạn thảo, phân tích nguyên nhân về sự ra đời và tồn tại của chính quyền cách mạng Trung Quốc, chỉ ra ý nghĩa và kinh nghiệm của việc thực hiện “Cát cứ vũ trang công nông”, trả lời thắc mắc “rốt cuộc cờ đỏ tồn tại được bao lâu” mà những người trong nội bộ Đảng và nội bộ Hồng quân đặt ra: Miễn là có tình thế cách mạng tiếp tục phát triển về phía trước, có một Đảng tốt và đưa ra chính sách đúng đắn, có quần chúng tốt, có Hồng quân khá quy mô, có địa thế có lợi cho tác chiến và có điều kiện kinh tế đủ để cấp dưỡng thì chính quyền cách mạng sẽ có thể tồn tại và phát triển. Tháng 12, Bành Đức Hoài và Đằng Đại Viễn dẫn đầu chủ lực của đội quân số 5 Hồng quân đến Tỉnh Cương Sơn, hội quân với đội quân số 4 Hồng quân. Sau đó, Hồng quân đã đập tan nhiều lần “vây quét” của quân địch, căn cứ địa không ngừng được mở rộng, trong thời kỳ toàn thịnh thì bao gồm huyện Ninh Cương, huyện Vĩnh Tân, huyện Liên Hoa và một phần của huyện Toại Xuyên, huyện Cát An, huyện An Phúc, v.v. Tháng 1 năm 1929, sau khi Mao Trạch Đông và Chu Đức dẫn đầu chủ lực của đội quân số 4 Hồng quân tiến về miền Nam tỉnh Giang Tây và miền Tây tỉnh Phúc Kiến, Bành Đức Hoài dẫn đầu một phần Hồng quân ở lại và kiên trì đấu tranh tại Tỉnh Cương Sơn.
Trong thời kỳ thoái trào cách mạng, việc sáng lập căn cứ địa cách mạng ở nông thôn đại diện cho hướng đi đúng đắn của sự phát triển cách mạng Trung Quốc, hoàn thành cuộc di chuyển chiến lược vĩ đại từ thành thị đến nông thôn cho công tác trọng tâm của cách mạng Trung Quốc, mở ra con đường mới “Nông thôn bao vây thành thị, khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền”.
井冈山革命根据地
1927年10月,毛泽东率领秋收起义部队到达江西井冈山,先后在宁冈县、永新县、茶陵县、遂川县等地发展武装力量,开展游击战争,领导农民打土豪分田地,建立红色政权,实行工农武装割据,创建农村革命根据地。
1928年4月下旬,朱德、陈毅率领南昌起义保存下来的部队和湘南起义农军到达井冈山,与毛泽东领导的工农革命军会师,合编为工农革命军第四军(后改称工农红军第四军),毛泽东任党代表和军委书记,朱德任军长。5月20日,毛泽东主持召开中国共产党湘赣边界第一次代表大会,会上成立了以毛泽东为书记的湘赣边界特委。10月,中国共产党湘赣边界第二次代表大会通过了毛泽东起草的决议,分析了中国红色政权发生和存在的原因,指出实行“工农武装割据”的意义和经验,回答了党内和红军内部有人提出的“红旗到底打得多久”的疑问:只要有继续向前发展的革命形势,有很好的党并制定正确的政策,有很好的群众,有相当力量的红军,有便利于作战的地势和提供足够给养的经济力,红色政权就能够存在和发展。12月,彭德怀、滕代远率领红五军主力到达井冈山,与红四军会师。此后,红军粉碎了敌人多次“进剿”,根据地不断扩大,全盛时期包括宁冈县、永新县、莲花县和遂川县、吉安县、安福县部分等地。1929年1月,毛泽东、朱德率领红四军主力向赣南、闽西挺进后,彭德怀率一部红军留下坚持井冈山的斗争。
在革命低潮时期,农村革命根据地的创建,代表着中国革命发展的正确方向,为中国革命的中心工作完成从城市到农村的伟大战略转移,开辟了“农村包围城市,武装夺取政权”的新道路。