Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sau thất bại của Đại cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đi lên con đường độc lập lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Về những vấn đề trọng đại liên quan đến sự thành bại của cách mạng như tính chất của xã hội Trung Quốc và tính chất, đối tượng, động lực, tiền đồ của cách mạng, đòi hỏi bức thiết tổ chức một đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng để giải quyết những vấn đề đó.
Từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7 năm 1928, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra bí mật tại Mát-xcơ-va. Có 142 đại biểu tham dự Đại hội, trong đó có 84 đại biểu chính thức có quyền biểu quyết. Cù Thu Bạch thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khoá V trình bày Báo cáo chính trị “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản”, Chu Ân Lai trình bày Báo cáo tổ chức và Báo cáo quân sự, Lý Lập Tam trình bày Báo cáo vấn đề nông dân, Hướng Trung Phát trình bày Báo cáo phong trào công nhân, đại biểu của Quốc tế Cộng sản Nikolai Ivanovich Bukharin trình bày Báo cáo “Cách mạng Trung Quốc và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Đại hội Đảng VI đã thông qua các nghị quyết về vấn đề chính trị, quân sự, tổ chức, chính quyền Xô-viết, nông dân, ruộng đất, công nhân, tuyên truyền, dân tộc, phụ nữ, đoàn thanh niên, v.v. xem xét thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được sửa đổi. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khoá mới. Hội nghị Trung ương I khoá VI diễn ra sau đó đã bầu ra Bộ Chính trị Trung ương và bầu Tô Triệu Trưng, Hướng Trung Phát, Hạng Anh, Chu Ân Lai, Thái Hoà Sâm làm Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, Lý Lập Tam, Dương Ân, Từ Tích Căn làm Uỷ viên Dự khuyết Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, bầu Hướng Trung Phát làm Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương.
Đại hội Đảng VI là hội nghị có ý nghĩa lịch sử trọng đại được diễn ra trong thời kỳ lịch sử và điều kiện lịch sử đặc biệt. Đại hội đã đúc kết nghiêm túc những bài học kinh nghiệm kể từ khi Đại cách mạng thất bại, đưa ra câu trả lời cơ bản đúng đắn về một loạt các vấn đề căn bản liên quan đến cách mạng Trung Quốc. Đại hội đã tập trung giải quyết hai vấn đề lớn bấy giờ đang gây nhiễu Đảng Cộng sản Trung Quốc: Một là về vấn đề tính chất của xã hội Trung Quốc và tính chất của cách mạng, chỉ ra Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay vẫn là một quốc gia nửa thuộc địa nửa phong kiến, những mâu thuẫn cơ bản dẫn đến cách mạng Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết cái nào, cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là cách mạng chủ nghĩa dân chủ mang tính chất giai cấp tư sản. Hai là về vấn đề tình hình cách mạng và nhiệm vụ của Đảng, đã xác định rõ ràng cách mạng đang ở trong giai đoạn thoái trào, đường lối chung của Đảng là tranh thủ quần chúng, công tác trọng tâm của Đảng không phải là tìm trăm phương nghìn kế để tổ chức các cuộc bạo động, mà là làm công tác quần chúng một cách vất vả, dự trữ lực lượng. Do tính hạn chế của sự phát triển lịch sử, Đại hội Đảng VI nhận thức không đầy đủ những vấn đề như đặc điểm, vấn đề trọng tâm và kẻ thù của cách mạng Trung Quốc cũng như trọng tâm công tác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau khi các nghị quyết của Đại hội được truyền đạt và quán triệt, đã cơ bản thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của phong trào cách mạng.
中国共产党第六次全国代表大会
大革命失败后,中国共产党开始走上了独立领导中国革命的道路。在关于中国社会性质以及革命性质、对象、动力、前途等关系革命成败的重大问题上,迫切需要召开一次党的全国代表大会认真加以解决。
1928年6月18日至7月11日,中国共产党第六次全国代表大会在莫斯科秘密召开。出席大会的代表共142人,其中有表决权的正式代表为84人。瞿秋白代表第五届中央委员会作《中国革命与共产党》的政治报告,周恩来作组织报告和军事报告,李立三作农民问题报告,向忠发作职工运动报告,共产国际代表布哈林作《中国革命与中国共产党的任务》的报告。
中共六大通过了关于政治、军事、组织、苏维埃政权、农民、土地、职工、宣传、民族、妇女、青年团等问题的决议,审议通过经修改的《中国共产党章程》。大会选举产生了新一届中央委员会和中央审查委员会。随后召开的中共六届一中全会选出中央政治局,并选举苏兆征、向忠发、项英、周恩来、蔡和森为中央政治局常委会委员,李立三、杨殷、徐锡根为中央政治局常委会候补委员,选举向忠发为中央政治局主席兼中央政治局常委会主席,周恩来为中央政治局常委会秘书长。
中共六大是在特定历史时期和历史条件下召开的具有重大历史意义的会议。大会认真总结了大革命失败以来的经验教训,在一系列有关中国革命的根本问题上作出了基本正确的回答。它集中解决了当时困扰中国共产党的两大问题:一是在中国社会性质和革命性质问题上,指出现阶段的中国仍然是半殖民地半封建社会的国家,引起中国革命的基本矛盾一个也没有解决,现阶段的中国革命是资产阶级性质的民主主义革命。二是在革命形势和党的任务问题上,明确了革命处于低潮,党的总路线是争取群众,党的中心工作不是千方百计地组织暴动,而是做艰苦的群众工作,积蓄力量。由于历史发展的局限性,中共六大对中国革命的特点、中国革命的中心问题、中国革命的敌人、中国共产党的工作重心等问题认识不足,但大会决议传达贯彻后,基本上统一了全党思想,对革命运动的发展产生了积极的作用。