Con đường cách mạng “Nông thôn bao vây thành thị”
Con đường cách mạng mới “Nông thôn bao vây thành thị” được mở ra bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc qua sự tìm tòi gian nan trong quá trình lãnh đạo chiến tranh Hồng quân và xây dựng căn cứ địa. Trong quá trình đó, Mao Trạch Đông có cống hiến to lớn nhất.
Tháng 9 năm 1927, Mao Trạch Đông dẫn đầu bộ đội khởi nghĩa tổ chức Hội nghị Uỷ bản Tiền tuyến tại trường Lý Nhân ở thị trấn Văn Gia Thị. Mao Trạch Đông đã phân tích tình hình địch nhiều ta ít, địch mạnh ta yếu, chủ trương thay đổi kế hoạch tiến công Trường Sa mà đã định sẵn, chuyển trung tâm cách mạng từ thành thị đến nông thôn, nơi mà nền thống trị của kẻ địch tương đối yếu ớt. Đa số người dự Hội nghị đã tiếp nhận ý kiến của Mao Trạch Đông, ủng hộ chủ trương đúng đắn tiến quân về đoạn giữa của dãy núi La Tiêu. Sau Hội nghị, bộ đội khởi nghĩa tiến tới Tỉnh Cương Sơn, đánh địa chủ, phú hào, chia ruộng đất, thành lập chính quyền cách mạng, triển khai chiến tranh du kích, tạo ra cục diện “Cát cứ vũ trang công nông” lấy huyện Ninh Cương làm trung tâm.
Năm 1928, trong báo cáo “Cuộc đấu tranh ở Tỉnh Cương Sơn”, Mao Trạch Đông chỉ rõ “Cách mạng của Trung Quốc, một nước lấy nông nghiệp làm nền kinh tế chủ yếu, phát triển bạo động bằng quân sự, là một đặc trưng”. Tháng 1 năm 1930, Mao Trạch Đông phát biểu bài “Một đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cánh rừng”, đề xuất tư tưởng về con đường mới của cách mạng Trung Quốc là chuyển trọng tâm công tác của Đảng từ thành thị sang nông thôn, triển khai chiến tranh du kích tại vùng nông thôn, đi sâu thực hiện cách mạng ruộng đất, thành lập và phát triển chính quyền cách mạng, chờ điều kiện chín muồi mới giành lấy chính quyền toàn quốc, đã đánh dấu sự hình thành cơ bản của lý luận con đường cách mạng đặc sắc Trung Quốc. Tháng 5 năm 1930, Mao Trạch Đông lại phát biểu bài “Phản đối chủ nghĩa giáo điều”, đã chỉ rõ hướng đi từ tầm cao đường lối tư tưởng cho việc mở ra con đường nông thôn bao vây thành thị. Từ tháng 12 năm 1936 đến tháng 12 năm 1939, Mao Trạch Đông lần lượt phát biểu các bài “Vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc”, “Lời phi lộ của tạp chí Người Cộng sản”, “Bàn về giai đoạn mới”, “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, v.v. đánh dấu lý luận về con đường nông thôn bao vây thành thị đã phát triển trở thành hình thái lý luận hoàn chỉnh.
“农村包围城市”的革命道路
“农村包围城市”的革命新道路,是中国共产党在领导红军战争和根据地建设的过程中,通过艰难探索开辟出来的。在这个过程中,毛泽东作出了最卓越的贡献。
1927年9月,毛泽东率领起义部队在文家市里仁学校召开前委会议。他分析了敌大我小、敌强我弱的形势,主张改变原来攻打长沙的计划,把革命的中心由城市转向敌人统治比较薄弱的农村中去。与会大多数人接受了毛泽东的意见,支持向罗霄山脉中段进军的正确主张。会后,起义部队进至井冈山,打土豪分田地,建立革命政权,开展游击战,创造了以宁冈为中心的“工农武装割据”局面。
1928年,毛泽东在《井冈山的斗争》中明确指出“以农业为主要经济的中国的革命,以军事发展暴动,是一种特征”。1930年1月,毛泽东写了《星星之火,可以燎原》,提出把党的工作重心由城市转移到农村,在农村地区开展游击战争,深入进行土地革命,建立和发展红色政权,待条件成熟后再夺取全国政权的关于中国革命新道路的思想,标志着中国特色革命道路理论的基本形成。1930年5月,毛泽东又写了《反对本本主义》一文,从思想路线的高度为开创农村包围城市的道路指明了方向。从1936年12月到1939年12月,毛泽东先后发表了《中国革命战争的战略问题》《〈共产党人〉发刊词》《论新阶段》《中国革命和中国共产党》等文章,标志着农村包围城市道路理论发展成为完备的理论形态。