Thành lập nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa
Từ tháng 10 năm 1930 đến tháng 9 năm 1931, Phương diện quân số 1 của Hồng quân mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thắng liền ba trận chống “vây quét” của quân đội Quốc dân đảng, căn cứ địa cách mạng Trung ương được củng cố và phát triển, các căn cứ địa Ngạc – Dự – Hoản (Hồ Bắc – Hà Nam – An Huy), Tương – Ngạc Tây (Hồ Nam – miền Tây tỉnh Hồ Bắc), Tương – Ngạc – Cán (Hồ Nam – Hồ Bắc – Giang Tây), v.v. cũng đều phát triển đến quy mô nhất định. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lấy căn cứ địa Cán Nam – Mẫn Tây (miền Nam tỉnh Giang Tây – miền Tây tỉnh Phúc Kiến) làm điểm tựa, thành lập Chính phủ Trung ương Xô - viết.
Từ ngày 7 đến ngày 20 tháng 11 năm 1931, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Xô - viết Trung Hoa diễn ra, nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa được tuyên bố thành lập. Đại hội thông qua các nghị quyết và pháp lệnh quan trọng như Đề cương Hiến pháp nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa, Luật Ruộng đất nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa, Luật Lao động nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa, Quyết định của nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa về chính sách kinh tế, v.v. bầu ra 63 người gồm Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Hạng Anh, Trương Quốc Đào làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa, thành lập Ban Chấp hành Trung ương. Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương, Hạng Anh và Trương Quốc Đào làm Phó Chủ tịch.
Đề cương Hiến pháp được Đại hội thông qua quy định: Nhà nước mà Chính quyền Xô - viết Trung Hoa xây dựng là nhà nước chuyên chính dân chủ của công nhân và nông dân. Toàn bộ chính quyền Xô - viết là thuộc về công nhân, nông dân, binh lính Hồng quân và tất cả dân chúng lao khổ. Công nhân, nông dân, binh lính Hồng quân và tất cả quần chúng lao khổ cũng như người thân của họ đều nhất loạt bình đẳng trước pháp luật của Xô - viết mà không phân biệt nam nữ, dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo. Đề cương Hiến pháp còn quy định: Không chấp nhận mọi đặc quyền về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa đế quốc tại Trung Quốc, xoá bỏ mọi điều ước bất bình đẳng, Nhà nước tịch thu mọi tài sản của chủ nghĩa đế quốc tại Trung Quốc, v.v. Cơ quan quyền lực cao nhất của chính quyền Xô - viết là Đại hội đại biểu công nông binh toàn quốc, trong thời gian Đại hội bế mạc, Ban Chấp hành Trung ương Xô - viết là cơ quan quyền lực cao nhất, dưới Ban Chấp hành Trung ương thành lập Uỷ ban Nhân dân để xử lý công tác quản lý đất nước hàng ngày và công bố mọi pháp lệnh và nghị quyết. Hội nghị quyết định đặt Chính phủ Trung ương lâm thời nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa tại Thuỵ Kim tỉnh Giang Tây.
Sự thành lập của Chính phủ Trung ương lâm thời nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa có vai trò tăng cường chỉ huy đầu não đối với các căn cứ địa ở mức độ nhất định, và cũng có ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị, có vai trò tích cực trong việc khích lệ ý chí chiến đấu của quần chúng cách mạng và thúc đẩy tiến trình đấu tranh cách mạng. Đây cũng là cuộc thử nghiệm quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc cầm quyền cục bộ, đã tích luỹ được kinh nghiệm lịch sử rất quý báu về xây dựng chính quyền, quân đội, kinh tế và văn hoá.
中华苏维埃共和国成立
1930年10月至1931年9月,中国共产党领导的红一方面军连续取得三次反击国民党军队“围剿”的胜利,中央革命根据地得到巩固和发展,鄂豫皖、湘鄂西、湘鄂赣等根据地也都发展到相当规模。中共中央决定以赣南闽西根据地为依托,建立苏维埃中央政府。
1931年11月7日至20日,中华苏维埃第一次全国代表大会召开,中华苏维埃共和国宣告成立。大会通过《中华苏维埃共和国宪法大纲》《中华苏维埃共和国土地法令》《中华苏维埃共和国劳动法》《中华苏维埃共和国关于经济政策的决定》等重要决议和法令,选举毛泽东、周恩来、朱德、项英、张国焘等63人为中华苏维埃共和国中央执行委员,组成中央执行委员会。毛泽东为中央执行委员会主席,项英、张国焘为副主席。
大会通过的《宪法大纲》规定:中国苏维埃政权所建设的是工人和农民的民主专政的国家。苏维埃全部政权是属于工人、农民、红军士兵及一切劳苦民众的。在苏维埃政权领域内的工人、农民、红军士兵及一切劳苦民众和他们的家属,不分男女民族和宗教信仰,在苏维埃法律面前一律平等。《宪法大纲》还规定:不承认帝国主义在华的政治上、经济上的一切特权,废除一切不平等条约,帝国主义在华的一切财产收归国有等。苏维埃政权的最高权力机关为全国工农兵代表大会,在大会闭会期间,苏维埃中央执行委员会为最高政权机关,中央执行委员会之下组织人民委员会,处理日常政务,并发布一切法令和决议案。会议决定成立中华苏维埃共和国临时中央政府,地点设在江西瑞金。
中华苏维埃共和国临时中央政府的成立,对各根据地在一定程度上起到了加强中枢指挥的作用,在政治上也产生了很大的影响,对于鼓舞革命群众的斗志,推动革命斗争的进程,有着积极作用。这也是中国共产党局部执政的重要尝试,在政权、军队、经济和文化建设方面,积累了十分宝贵的历史经验。