Sự biến 18-9

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Sự biến 18-9

Đêm khuya ngày 18 tháng 9 năm 1931, qua thời gian dài mưu đồ bí mật và trù hoạch kỹ lưỡng, quân Quan Đông Nhật Bản đóng tại vùng Đông Bắc Trung Quốc theo những điều ước bất bình đẳng đã nổ mìn phá hủy đoạn đường sắt Nam Mãn gần hồ Liễu Điều ở ngoại thành phía Bắc Thẩm Dương, đổ vạ cho quân đội canh giữ Trung Quốc, và mượn cớ này tập kích bất ngờ Bắc Đại Doanh, nơi đóng quân của quân Đông Bắc và thành phố Thẩm Dương, rồi trong mấy ngày sau đó đã xâm chiếm hơn 20 thành phố và khu vực rộng lớn xung quanh. Đó chính là sự biến 18-9 làm chấn động cả Trung Quốc lẫn thế giới. Trước sự xâm lược của quân Nhật, Chính phủ Quốc dân đảng bất chấp nguy cơ dân tộc mà vẫn tập trung lực lượng vào việc tiến hành nội chiến đàn áp Đảng Cộng sản và nhân dân, thực hiện chủ nghĩa tuyệt đối bất đề kháng đối với quân Nhật, ra lệnh quân Đông Bắc rút về khu vực trong Sơn Hải Quan. Sau khi xâm chiếm Thẩm Dương, quân Nhật chia quân xâm chiếm Cát Lâm và Hắc Long Giang. Tháng 2 năm 1932, cả ba tỉnh Đông Bắc đều lọt vào tay quân Nhật. 

Sự biến 18-9 là kết quả tất yếu của việc Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách xâm lược bành trướng đối với Trung Quốc bấy lâu nay, là bước đi quan trọng hòng biến Trung Quốc thành thuộc địa của riêng Nhật Bản. Sau sự biến 18-9, dân tộc Trung Hoa đã đến thời khắc nguy hiểm nhất, điều đó trở thành nhận thức chung của nhân dân các dân tộc, nhân sĩ các giới trong cả nước; xua đuổi chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc, trở thành tiếng nói từ đáy lòng của những người con Trung Hoa. Nhân dân các địa phương đều yêu cầu chống lại Nhật Bản, phản đối chính sách “bất đề kháng” của Chính phủ Quốc dân đảng. 

Trước tình hình nguy cơ dân tộc ngày càng nghiêm trọng, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục giương cao ngọn cờ chống Nhật. Dưới sự lãnh đạo và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Đông Bắc nổi dậy chống lại, triển khai chiến tranh du kích chống Nhật, không ngừng xuất hiện các lực lượng vũ trang chống Nhật như quân nghĩa dũng chống Nhật Đông Bắc. Tháng 2 năm 1936, các bộ đội chống Nhật ở Đông Bắc được biên chế thành Liên quân chống Nhật Đông Bắc. Sau sự biến cầu Lô Câu năm 1937, Liên quân chống Nhật đoàn kết đông đảo quần chúng, đi sâu triển khai cuộc đấu tranh vũ trang chống Nhật rộng rãi và lâu dài, phối hợp một cách mạnh mẽ với cuộc kháng chiến toàn quốc mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.  

九一八事变

1931年9月18日深夜,根据不平等条约驻扎在中国东北的日本关东军经过长时间密谋和精心策划,炸毁了沈阳北郊柳条湖附近的一段南满铁路,栽赃嫁祸于中国守军,并借此突然袭击了东北军驻地北大营和沈阳城,随即在几天内侵占20多座城市及其周围的广大地区。这就是震惊中外的九一八事变。在日军侵略面前,国民党政府置民族危机于不顾,仍集中力量进行反共反人民的内战,对日军采取绝对不抵抗主义,命令东北军撤至山海关内。日军在占领沈阳后,接着分兵侵占吉林、黑龙江。1932年2月,东北三省全部沦陷。

九一八事变是日本政府长期以来推行对华侵略扩张政策的必然结果,是企图变中国为其独占殖民地而采取的重要步骤。九一八事变后,中华民族到了最危险的时候,成为全国各族人民、各界人士的共识;将日本帝国主义驱逐出中国,成为中华儿女的心声。各地人民纷纷要求抗日,反对国民党政府的“不抵抗”政策。

在民族危机日益严重的形势下,中国共产党继续举起抗日的旗帜。在中国共产党的领导和影响下,东北人民奋起抵抗,开展抗日游击战争,涌现出东北抗日义勇军等各种抗日武装。1936年2月,东北各抗日部队统一改编为东北抗日联军。1937年卢沟桥事变后,抗日联军团结广大群众,进一步开展了广泛持久的抗日武装斗争,有力地配合了中国共产党领导的全国抗战。