Năm chiến dịch chống “vây quét” tại khu Xô - viết Trung ương
Sự thành lập và phát triển của các căn cứ địa cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã đe doạ nền thống trị phản động của Chính phủ Tưởng Giới Thạch, làm cho phe phản động Quốc dân đảng hoảng sợ. Từ năm 1930 đến năm 1934, Tưởng Giới Thạch lần lượt điều động binh lực với quy mô lớn, tiến hành năm chiến dịch “vây quét” đối với căn cứ địa cách mạng Trung ương và các căn cứ địa Tương – Cán, Tương – Ngạc – Cán và Mẫn – Chiết – cán (Phúc Kiến – Chiết Giang – Giang Tây), v.v.
Tháng 10 năm 1930, Tưởng Giới Thạch tụ tập 100 nghìn quân, áp dụng chiến thuật “tiến thẳng một mạch, chia quân mà tiến, bao vây tấn công”, phát động cuộc “vây quét” quy mô lớn đối với căn cứ địa cách mạng Trung ương. Phương diện quân số 1 Hồng quân áp dụng phương châm tác chiến “dụ địch vào sâu”, tiêu diệt hơn 15 nghìn quân địch, đập tan thắng lợi cuộc “vây quét” lần thứ nhất của địch.
Tháng 2 năm 1931, Quốc dân đảng lại điều động 200 nghìn quân, áp dụng chiến thuật “đánh chắc tiến chắc, hành động thận trọng, phòng ngự nghiêm mật”, tiến hành cuộc “vây quét” lần thứ hai đối với căn cứ địa cách mạng Trung ương. Dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, 30 nghìn Hồng quân vẫn áp dụng phương châm “dụ địch vào sâu”, liên tiếp giành thắng lợi trong năm trận chiến, đập tan cuộc “vây quét” lần thứ hai của địch.
Tháng 7 năm 1931, Tưởng Giới Thạch đích thân làm Tổng Tư lệnh, dẫn theo cố vấn quân sự Anh, Nhật, Đức và 300 nghìn quân, áp dụng “chiến thuật tiến thẳng một mạch”, chia thành ba mũi để tấn công căn cứ địa cách mạng Trung ương. Hồng quân vẫn áp dụng phương châm chiến lược “dụ địch vào sâu”, “tránh chiến đấu với quân chủ lực của địch mà tập trung lực lượng đánh phần yếu ớt của địch”, trong vòng ba tháng đã tiêu diệt 30 nghìn quân địch, giành thắng lợi trong chiến dịch chống “vây quét” lần thứ ba.
Cuối năm 1932, Quốc dân đảng điều động 30 sư đoàn, chia thành ba mũi để phát động cuộc “vây quét” lần thứ tư đối với căn cứ địa cách mạng Trung ương. Dưới sự chỉ huy của Chu Ân Lai và Chu Đức, dựa vào tư tưởng chiến lược phòng ngự tích cực của Mao Trạch Đông, Hồng quân áp dụng phương châm tác chiến dương Đông kích Tây, binh đoàn phục kích, tập trung binh lực ưu thế, kiên quyết bao vây tiêu diệt, đã diệt ba sư đoàn địch, giành thắng lợi trong chiến dịch chống “vây quét” lần thứ tư.
Tháng 9 năm 1933, Tưởng Giới Thạch điều động 1 triệu quân, hơn 200 chiếc máy bay, phát động cuộc “vây quét” lần thứ năm đối với các căn cứ địa cách mạng, trong đó có 500 nghìn quân là dùng để tấn công căn cứ địa Trung ương. Chịu ảnh hưởng của sai lầm chủ nghĩa giáo điều “tả” khuynh của Vương Minh, một số người như Lý Đức (Otto Braun), v.v. ban đầu đã thực hiện sách lược “chủ nghĩa mạo hiểm quân sự”, sau đó thực hiện “chủ nghĩa liều mạng” trước sự tấn công điên cuồng của địch, cuối cùng phát triển thành “chủ nghĩa chạy trốn”, dẫn đến thất bại của Hồng quân Trung ương trong chiến dịch chống “vây quét” lần thứ năm. Tháng 10 năm 1934, chủ lực của Hồng quân Trung ương buộc phải rút khỏi căn cứ địa cách mạng Trung ương, thực hiện cuộc di chuyển chiến lược.
中央苏区五次反“围剿”
中国共产党领导革命根据地的建立和发展,威胁着蒋介石反动政府的统治,引起了国民党反动派的恐慌。从1930年到1934年,蒋介石先后调集大批兵力对中央革命根据地以及湘赣、湘鄂赣、闽浙赣等根据地进行了五次军事“围剿”。
1930年10月,蒋介石纠集10万兵力,采取“长驱直入,分进合击”的战术,对中央革命根据地发动大规模的“围剿”。红一方面军采取“诱敌深入”的作战方针,共歼敌1.5万多人,胜利粉碎了敌人的第一次“围剿”。
1931年2月,国民党又调集20万军队,采取“稳扎稳打,步步为营”的战术,对中央革命根据地进行第二次“围剿”。红军3万人在毛泽东的指挥下,仍取“诱敌深入”方针,连续取得五场战斗的胜利,粉碎了敌人的第二次“围剿”。
1931年7月,蒋介石亲自任总司令,随带英、日、德军事顾问,率兵30万人,采用“长驱直入战术”,分三路进攻中央革命根据地。红军依然使用“诱敌深入”的战略方针,“避敌主力,打其虚弱”,前后3个月,歼敌3万人,胜利粉碎了敌人的第三次“围剿”。
1932年年底,国民党调集30个师的兵力,分三路向中央革命根据地发动第四次“围剿”。红军在周恩来和朱德的指挥下,根据毛泽东积极防御的战略思想,采取声东击西、大兵团伏击、集中优势兵力、坚决围歼的作战方针,消灭敌人三个师,取得了第四次反“围剿”的胜利。
1933年9月,蒋介石调集100万军队、200多架飞机,向各革命根据地发动第五次“围剿”,其中用于中央根据地的兵力达50万。在王明“左”倾教条主义错误的影响下,李德等人先推行“军事冒险主义”策略,在敌人猖狂进攻面前采取“拼命主义”,最后发展成“逃跑主义”,导致中央红军第五次反“围剿”失败。1934年10月,中央红军主力被迫撤出中央革命根据地,实施战略转移。