Cuộc Trường chinh của Hồng quân

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Cuộc Trường chinh của Hồng quân

Sau thất bại trong chiến dịch chống “vây quét” lần thứ năm, đứng trước thử thách gay gắt sống còn, từ tháng 10 năm 1934 đến tháng 10 năm 1936, Phương diện quân số 1, số 2, số 4 và đội quân số 25 của Hồng quân đã tiến hành cuộc Trường chinh vĩ đại. 

Đầu tháng 10 năm 1934, hơn 80 nghìn người trong cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ đội chủ lực của Hồng quân Trung ương rút khỏi khu Xô - viết Trung ương, bước vào hành trình đột phá vòng vây về phía Tây, bắt đầu cuộc Trường chinh. Sau đó, những bộ đội Hồng quân ở các căn cứ địa miền Nam cũng lần lượt thực hiện cuộc di chuyển chiến lược, tiến hành Trường chinh.

Đầu tháng 1 năm 1935, Hồng quân đánh chiếm Tuân Nghĩa tỉnh Quý Châu. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị tại Tuân Nghĩa, tập trung sửa chữa những sai lầm về quân sự và tổ chức kể từ chiến dịch chống “vây quét” lần thứ năm, trên thực tế đã xác định vai trò lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong Trung ương Đảng và Hồng quân. Sau đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng do Mao Trạch Đông dẫn đầu, qua chiến đấu gian khổ gần một năm, Hồng quân Trung ương đã đột phá sự vây quét chặn đứng của quân đội Quốc dân đảng, chiến thắng nguy cơ Trương Quốc Đào chia rẽ Đảng và Hồng quân, leo núi tuyết, vượt đầm lầy, cuối cùng tiến tới thị trấn Ngô Khởi khu vực Thiểm – Cam (Thiểm Tây – Cam Túc) vào tháng 10 năm 1935, hội quân với Quân đoàn số 15 của Hồng quân. Cuộc Trường chinh với hành trình hai vạn năm nghìn dặm, xuyên qua 11 tỉnh của Hồng quân Trung ương cuối cùng đã kết thúc với thắng lợi của Đảng và Hồng quân, thất bại của kẻ địch. Tháng 10 năm 1936, Phương diện quân số 2, số 4 của Hồng quân đến khu vực Hội Ninh tỉnh Cam Túc, hội quân với Phương diện quân số 1.

Ba đội quân chủ lực của Hồng quân hội quân thắng lợi, đánh dấu cuộc Vạn lý Trường chinh đã kết thúc thắng lợi. Những nơi mà Hồng quân đi qua đã được gieo hạt giống cách mạng. Cuộc Trường chinh của Hồng quân đã trở thành biểu tượng của tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Trung Quốc. Thắng lợi của cuộc Trường chinh của Hồng quân đã tuyên bố mưu đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân của phe phản động Quốc dân đảng bị thất bại triệt để, tuyên bố Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân gánh vác niềm hy vọng dân tộc đã thực hiện thắng lợi cuộc di chuyển chiến lược tiến lên phía Bắc chống Nhật, thực hiện bước ngoặt vĩ đại Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự nghiệp cách mạng Trung Quốc đi từ thất bại đến thắng lợi, mở ra cuộc tiến quân vĩ đại mới Đảng Cộng sản Trung Quốc đấu tranh để thực hiện độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân.  

红军长征

第五次反“围剿”失败后,面对生死存亡的严峻考验,从1934年10月到1936年10月,红军第一、第二、第四方面军和第二十五军进行了伟大的长征。

1934年10月初,中国共产党的中央机关和中央红军主力8万多人撤离中央苏区,踏上向西突围的征途,长征开始。随后,南方其他根据地的红军也先后进行战略转移,进行长征。

1935年1月初,红军攻占贵州遵义。中共中央在遵义召开政治局扩大会议,集中纠正了第五次反“围剿”以来在军事上和组织上的错误,实际确立了毛泽东在中央和红军中的领导地位。此后,中央红军在以毛泽东为首的中共中央正确领导下,经过近一年的艰苦奋战,突破了国民党军队的围追堵截,战胜了张国焘分裂党和红军的危机,爬雪山,过草地,终于在1935年10月中旬到达陕甘地区的吴起镇,与红十五军团会师。行程两万五千里、纵横11个省的中央红军的长征,终于以党和红军的胜利、敌人的失败而结束。1936年10月,红二、红四方面军到达甘肃会宁地区,同红一方面军会师。

红军三大主力会师,标志着万里长征的胜利结束。红军走过的地方,播下了革命的种子。红军长征成了中国人民坚强不屈斗争精神的象征。红军长征的胜利,宣告了国民党反动派消灭中国共产党和红军的图谋彻底失败,宣告了中国共产党和红军肩负着民族希望胜利实现北上抗日的战略转移,实现了中国共产党和中国革命事业从挫折走向胜利的伟大转折,开启了中国共产党为实现民族独立、人民解放而斗争的新的伟大进军。