Hội nghị Tuân Nghĩa

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Hội nghị Tuân Nghĩa

Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 1 năm 1935, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị tại Tuân Nghĩa tỉnh Quý Châu. Uỷ viên Bộ Chính trị Mao Trạch Đông, Trương Vấn Thiên, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Bác Cổ, Uỷ viên Dự khuyết Vương Giá Tường, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Phát, Hà Khắc Toàn (Khải Phong), người phụ trách của Tổng bộ Hồng quân và của các quân đoàn Lưu Bá Thừa, Lý Phú Xuân, Lâm Bưu, Nhiếp Vinh Trăn, Bành Đức Hoài, Dương Thượng Côn, Lý Trác Nhiên và Tổng Thư ký Trung ương Đặng Tiểu Bình đã tham dự Hội nghị. Cố vấn quân sự Lý Đức và phiên dịch Ngũ Tu Quyền dự thính Hội nghị.

Hội nghị lần này tập trung toàn lực giải quyết vấn đề quân sự và vấn đề tổ chức – hai vấn đề cấp bách nhất lúc đó, đúc kết thất bại trong chiến dịch chống “vây quét” lần thứ năm. Sau Hội nghị, dựa vào nội dung phát biểu của đa số người đã tham dự Hội nghị đặc biệt là của Mao Trạch Đông, Trương Vấn Thiên đã dự thảo Nghị quyết của Trung ương về tổng kết năm chiến dịch chống sự “vây quét” của địch, Nghị quyết đã khẳng định đầy đủ những nguyên tắc cơ bản về Hồng quân tác chiến của Mao Trạch Đông, v.v. phủ định một loạt các chủ trương sai lầm về vấn đề quân sự của Bác Cổ và Lý Đức, v.v. Dựa vào ý kiến và yêu cầu của tuyệt đại đa số đồng chí, Hội nghị đã cải tổ Ban Bí thư Trung ương và Uỷ ban Quân sự Cách mạng Trung ương, Mao Trạch Đông được bầu làm Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, bãi bỏ quyền chỉ huy quân sự tối cao của Bác Cổ và Lý Đức. Bầu Trương Vấn Thiên làm người phụ trách chung của Trung ương thay thế Bác Cổ, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai phụ trách quân sự. Sau đó, lại thành lập Tổ Chỉ huy Quân sự gồm ba người Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Vương Giá Tường. 

Hội nghị Tuân Nghĩa đã kết thúc sự thống trị của chủ nghĩa giáo điều “tả” khuynh của Vương Minh trong Trung ương Đảng, xác định vai trò lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong Hồng quân và Trung ương Đảng. Hội nghị Tuân Nghĩa là một hội nghị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên vận dụng một cách độc lập và tự chủ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết các vấn đề về đường lối, phương châm và chính sách của mình, làm cho Hồng quân và Trung ương Đảng được bảo tồn trước tình hình cực kỳ nguy cấp. Sau đó, Hồng quân chuyển bại thành thắng, chuyển nguy thành an, hoàn thành thắng lợi cuộc Trường chinh hai vạn năm nghìn dặm. Hội nghị Tuân Nghĩa là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Công nông Trung Quốc, đánh dấu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi đến chín muồi về mặt chính trị. 

遵义会议

1935年1月15日至17日,中共中央在贵州遵义召开了政治局扩大会议。出席会议的有政治局委员毛泽东、张闻天、周恩来、朱德、陈云、博古,候补委员王稼祥、刘少奇、邓发、何克全(凯丰),红军总部和各军团负责人刘伯承、李富春、林彪、聂荣臻、彭德怀、杨尚昆、李卓然以及中央秘书长邓小平。军事顾问李德和翻译伍修权列席会议。

这次会议集中全力解决当时最紧迫的军事问题和组织问题,对第五次反“围剿”的失败进行了总结。会后,张闻天根据与会多数人特别是毛泽东的发言内容,起草了《中央关于反对敌人五次“围剿”的总结的决议》,决议充分肯定毛泽东等关于红军作战的基本原则,否定了博古、李德等人在军事问题上的一系列错误主张。根据绝大多数同志的意见和要求,改组了中央书记处和中央革命军事委员会,毛泽东被选为政治局常委,取消了博古和李德的最高军事指挥权。推选张闻天代替博古在中央负总责,毛泽东、周恩来负责军事。随后,又成立了由毛泽东、周恩来、王稼祥组成的三人军事指挥小组。

遵义会议结束了王明“左”倾教条主义在中共中央的统治,确立了毛泽东在红军和中共中央的领导地位。遵义会议是中国共产党第一次独立自主地运用马克思列宁主义基本原理解决自己的路线、方针和政策方面问题的会议,使红军和党中央在极其危急的情况下得以保存下来。此后,红军转败为胜,转危为安,胜利完成两万五千里长征。遵义会议是中国共产党和中国工农红军历史上一个伟大的转折点,标志着中国共产党在政治上走向成熟。