Sự biến Tây An
Ngày 12 tháng 12 năm 1936, tướng lĩnh yêu nước của Quốc dân đảng Trương Học Lương, Dương Hổ Thành phát động cuộc “binh gián” (can gián bằng vũ lực) tại Tây An tỉnh Thiểm Tây, bắt ép Tưởng Giới Thạch chống Nhật, lịch sử gọi là sự biến Tây An, cũng gọi là “sự biến 12-12”.
Trước sự áp sát từng bước của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, năm 1935, Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố “Thư gửi toàn thể đồng bào về chống Nhật cứu nước” (tức “Tuyên ngôn 1-8”), đề ra chủ trương mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Phong trào chống Nhật của nhân dân cả nước bước vào cao trào mới, chính sách “Muốn chiến thắng kẻ địch bên ngoài thì trước hết phải có an ninh trong nước” của Tưởng Giới Thạch ngày càng mất lòng dân. Trương Học Lương từng nhiều lần khuyên răn Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến, cùng chống ngoại xâm, nhưng đều bị từ chối.
Đầu tháng 12 năm 1936, Tưởng Giới Thạch đến Tây An và ra lệnh Trương Học Lương, Dương Hổ Thành lập tức dẫn bộ đội đi đến tiền tuyến Thiểm Bắc (miền Bắc tỉnh Thiểm Tây) để “diệt Cộng”. Trước tình hình đó, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành quyết định phát động “binh gián”. Rạng sáng ngày 12 tháng 12, quân Đông Bắc và đạo quân số 17 phối hợp hành động, bắt giữ Tưởng Giới Thạch, giam cầm mấy chục quan chức quan trọng của quân đội và Chính phủ Quốc dân đảng như Trần Thành, Vệ Lập Hoàng, v.v. rồi lập tức gửi điện thông báo cho cả nước, đề ra tám chủ trương chống Nhật như cải tổ Chính phủ Nam Kinh, đình chỉ mọi nội chiến, v.v. Đây chính là sự biến Tây An làm chấn động cả Trung Quốc lẫn thế giới.
Trước sự biến thì Đảng Cộng sản Trung Quốc không được biết sự kiện này. Sau khi sự biến xảy ra, ngay đêm đó, Trương Học Lương đã gửi điện cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, mong muốn nghe ý kiến của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi phân tích tình hình trong và ngoài nước, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy đại cục lợi ích của dân tộc Trung Hoa làm trọng, xác định phương châm giải quyết sự biến bằng phương thức hoà bình. Ngày 17 tháng 12, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu đã đến Tây An, chân thành hội đàm với Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, và tiếp nhân sĩ các giới, cố gắng giải quyết sự biến Tây An một cách hoà bình. Do sự nỗ lực chung của Chu Ân Lai, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, qua đàm phán, đã buộc Tưởng Giới Thạch phải đưa ra sáu cam kết như “Đình chỉ diệt Cộng, liên kết với Hồng quân để chống Nhật”, v.v.
Trong lúc tình hình khách quan mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng hợp tác một lần nữa đã dần dần chín muồi, sự biến Tây An đã có vai trò thúc đẩy hợp tác lần này đi đến thành công. Việc giải quyết hoà bình sự biến Tây An đã trở thành mấu chốt thay đổi thời cục. Từ đó, cục diện 10 năm nội chiến ở Trung Quốc đã cơ bản kết thúc, từ đó Trung Quốc đã thực hiện sự chuyển đổi vĩ đại từ chiến tranh trong nước đến kháng chiến toàn quốc.
西安事变
1936年12月12日,国民党爱国将领张学良、杨虎城在陕西西安发动“兵谏”,逼迫蒋介石抗日,史称西安事变,亦称“双十二事变”。
面对日本帝国主义的步步紧逼,1935年,中国共产党发布《为抗日救国告全体同胞书》(即《八一宣言》),提出抗日民族统一战线的主张。全国人民的抗日运动进入新的高潮,蒋介石的“攘外必先安内”的政策更加不得人心。张学良曾多次劝谏蒋介石停止内战、一致对外,都被拒绝。
1936年12月初,蒋介石到西安迫令张学良、杨虎城立即率部开赴陕北前线“剿共”。在这种情况下,张学良、杨虎城决定发动“兵谏”。12月12日凌晨,东北军和第十七路军协同行动,扣押了蒋介石,囚禁了陈诚、卫立煌等几十名国民党军政要员,随即通电全国,提出改组南京政府、停止一切内战等八项抗日主张。这便是震惊中外的西安事变。
中国共产党在事变前没有与闻此事。事变爆发后,张学良当夜致电中共中央,希望听取中共意见。中共中央分析了国内外形势,以中华民族利益的大局为重,确定了用和平方式解决事变的方针。12月17日,以周恩来为首的中共代表团到达西安,与张学良、杨虎城恳切会谈,并接见各方人士,力争和平解决西安事变。由于周恩来与张学良、杨虎城的共同努力,经过谈判,迫使蒋介石作出了“停止剿共,联红抗日”等六项承诺。
西安事变在国共两党重新合作的客观形势渐次成熟的时候,起了促成这个合作的作用。西安事变的和平解决,成为时局转换的枢纽。从此,中国十年内战的局面基本结束,中国由此实现了从国内战争到全国抗战的伟大转变。