Sự biến cầu Lô Câu

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Sự biến cầu Lô Câu

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, bọn chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản lấy việc gây sự biến cầu Lô Câu làm khởi điểm, phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc toàn diện đã mưu đồ từ lâu.

10 giờ tối hôm đó, một đội quân của Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập quân sự với mục tiêu giả tưởng là đánh chiếm cầu Lô Câu tại khu vực phía Bắc cầu Lô Câu. Khoảng 11 giờ tối, quân Nhật bịa đặt một người lính bị mất tích trong khi diễn tập, yêu cầu đi vào huyện lỵ Uyển Bình để khám xét. Sau khi bị quân đội đóng giữ của Trung Quốc nghiêm khắc từ chối, quân Nhật ngay lập tức bao vây huyện lỵ Uyển Bình, và tấn công mạnh mẽ huyện lị Uyển Bình vào 4 giờ 50 phút sáng ngày 8, chiếm giữ làng Sa Cương ở phía Đông Bắc Uyển Bình. Quân đội đóng giữ của Trung Quốc không thể nhịn nổi, vùng dậy chống lại.  

Sau khi sự biến cầu Lô Câu bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng phản ứng nhanh chóng đối với cuộc xâm lược của Nhật Bản, tỏ rõ thái độ kiên quyết kháng chiến. Ngày 8 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi điện thông báo cho cả nước, chỉ ra chỉ có thực hiện kháng chiến toàn dân tộc, mới là lối thoát của Trung Quốc, kêu gọi nhân dân toàn quốc, quân đội và Chính phủ đoàn kết lại, xây dựng bức trường thành kiên cố mặt trận dân tộc thống nhất, chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Ngày 15 tháng 7, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc trình cho Tưởng Giới Thạch bản “Tuyên ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc công bố hợp tác Quốc – Cộng” tại núi Lư Sơn, đặt ra ba yêu cầu cơ bản là nhanh chóng phát động kháng chiến toàn dân tộc, thực hiện chính trị dân quyền và cải thiện đời sống nhân dân. Ngày 17 tháng 7, Tưởng Giới Thạch có bài phát biểu tại núi Lư Sơn, “Nếu cuộc kháng chiến bắt đầu, thì đất sẽ không phân biệt Nam Bắc, người sẽ không phân biệt già trẻ, bất kể người nào, cũng có trách nhiệm kháng chiến để bảo vệ đất nước”. Ngày 14 tháng 8, Chính phủ Quốc dân công bố bản “Tuyên bố về kháng chiến tự vệ”. Ngày 22 tháng 9, Thông tấn xã Trung ương của Quốc dân đảng đăng bản “Tuyên ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc công bố hợp tác Quốc – Cộng”. Ngày 23 tháng 9, Tưởng Giới Thạch công bố “Bài phát biểu về tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, đánh dấu sự hình thành chính thức của mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật lấy hợp tác Quốc – Cộng làm chủ thể. Sự biến cầu Lô Câu đã mở màn cho cuộc kháng chiến toàn diện của dân tộc Trung Hoa.  

卢沟桥事变

1937年7月7日,日本帝国主义者以制造卢沟桥事变为起点,发动了蓄谋已久的全面侵华战争。

当日夜10时,日军一部在卢沟桥以北地区举行以攻取卢沟桥为假想目标的军事演习。11时许,日军诡称演习时一士兵离队失踪,要求进入宛平城搜查。在遭到中国驻军严词拒绝后,日军迅即包围宛平县城,并于8日晨4时50分,向宛平县城猛烈攻击,强占宛平东北沙岗。中国驻军忍无可忍,奋起还击。

卢沟桥事变爆发后,国共两党对日本的侵略迅速作出反应,表明了坚决抗战的态度。7月8日,中国共产党向全国发出通电,指出只有实行全民族抗战,才是中国的出路,号召全国人民、军队和政府团结起来,筑成民族统一战线的坚固长城,抵抗日本的侵略。7月15日,中共代表团在庐山向蒋介石提交《中共中央为公布国共合作宣言》,提出了迅速发动全民族抗战、实行民权政治和改善人民生活等三项基本要求。7月17日,蒋介石在庐山发表谈话称,“如果战端一开,那就是地无分南北,年无分老幼,无论何人,皆有守土抗战之责任”。8月14日,国民政府发表《自卫抗战声明书》。9月22日,国民党中央通讯社发表《中共中央为公布国共合作宣言》。9月23日,蒋介石发表《对中国共产党宣言的谈话》,标志着以国共合作为主体的抗日民族统一战线正式形成。卢沟桥事变揭开了中华民族全面抗战的序幕。