Hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai

Hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai được hình thành và đi đến thành công trong bối cảnh kháng chiến. Ngày 1 tháng 8 năm 1935, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quốc tế Cộng sản lấy danh nghĩa Chính phủ Trung ương lâm thời nước Cộng hoà Xô - viết Trung Hoa và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố “Thư gửi toàn thể đồng bào về chống Nhật cứu nước” (tức “Tuyên ngôn 1-8”), kêu gọi nhân dân cả nước hãy đoàn kết lại, đình chỉ nội chiến, chống Nhật cứu nước, tổ chức Chính phủ quốc phòng và liên quân chống Nhật. Tháng 12, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định phương châm sách lược mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật tại Hội nghị Ngoã Dao Bảo. 

Trong quãng thời gian tháng 8, tháng 9 năm 1936, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố thư gửi Quốc dân đảng và “Chỉ thị về vấn đề thúc ép Tưởng Giới Thạch chống Nhật”, khởi xướng hai đảng hợp tác một lần nữa. Tháng 12, sự biến Tây An bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhanh chóng xác định phương châm giải quyết sự biến một cách hoà bình, và cử Chu Ân Lai, v.v. đến Tây An đàm phán. Qua nỗ lực gian khổ, sự biến được giải quyết hoà bình, tạo điều kiện tiền đề cho hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai. 

Từ tháng 2 đến hạ tuần tháng 9 năm 1937, đại biểu của Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đã lần lượt tiến hành 6 cuộc đàm phán, cuối cùng Quốc dân đảng đồng ý biên chế Hồng quân Công nông Trung Quốc thành Đạo quân số 8 Quân Cách mạng Quốc dân (Bát lộ quân), và tuyên bố công nhận Chính quyền biên khu Thiểm – Cam – Ninh (Thiểm Tây – Cam Túc – Ninh Hạ). Ngày 22 tháng 9, Thông tấn xã Trung ương của Quốc dân đảng đăng bản “Tuyên ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc công bố hợp tác Quốc – Cộng”; ngày 23, Tưởng Giới Thạch có bài phát biểu, chỉ ra sự cần thiết của việc đoàn kết chống ngoại xâm, trên thực tế đã công nhận địa vị hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ “chống Tưởng chống Nhật”, “bắt Tưởng chống Nhật” đến “liên kết với Tưởng để chống Nhật”, sau hơn nửa năm đàm phán khó khăn phức tạp, với tiêu chí là Tuyên ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và bài phát biểu của Tưởng Giới Thạch, hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai được chính thức hình thành.

Từ tháng 9 năm 1937 đến tháng 1 năm 1939, là thời kỳ cao trào của hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai. Trong thời kỳ này, Quốc dân đảng tương đối nỗ lực trong cuộc kháng chiến, quan hệ giữa hai đảng cũng tương đối tốt, cả nước đã xuất hiện một cục diện mới đoàn kết kháng chiến. Từ tháng 7 năm 1939 đến tháng 9 năm 1943, Quốc dân đảng chuyển đổi chính sách từ lấy đối ngoại làm trọng điểm sang đối nội, lần lượt phát động ba cao trào chống Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh trên nguyên tắc có lý, có lợi và có hạn chế, duy trì hợp tác giữa hai đảng.  

Từ tháng 9 năm 1943 đến tháng 8 năm 1945, xoay quanh vấn đề Chính phủ liên hợp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã triển khai đấu tranh kịch liệt. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947, là thời kỳ hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai dần dần đi đến tan vỡ. Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên quyết phản đối chính sách nội chiến của Quốc dân đảng, chủ trương thành lập một nước Trung Quốc mới độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất, giàu mạnh. Nhưng phe phản động Quốc dân đảng một lòng chỉ muốn đánh nội chiến, ngang nhiên xé bỏ hiệp định đình chiến, rồi hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai đã bị tan vỡ triệt để.

第二次国共合作

第二次国共合作是在抗战背景下逐步形成的。1935年8月1日,中共驻共产国际代表团以中华苏维埃共和国临时中央政府和中共中央的名义发表了《为抗日救国告全体同胞书》(即《八一宣言》),号召全国人民团结起来,停止内战,抗日救国,组织国防政府和抗日联军。12月,中共中央在瓦窑堡会议上确定了抗日民族统一战线的策略方针。

1936年8、9月间,中共中央发出致国民党书和《关于逼蒋抗日问题的指示》,倡导两党重新合作。12月,西安事变爆发,中国共产党迅速确定了和平解决事变的方针,并派周恩来等人赴西安谈判。经过艰苦努力,事变和平解决,为国共第二次合作创造了前提条件。

1937年2月至9月下旬,国共两党代表先后举行了6次谈判,国民党终于同意中国工农红军改编为国民革命军第八路军,并宣布承认陕甘宁边区政府。9月22日,国民党中央通讯社发表《中共中央为公布国共合作宣言》;23日,蒋介石发表谈话,指出团结御侮的必要,实际上承认了中国共产党的合法地位。从“反蒋抗日”、“逼蒋抗日”到“联蒋抗日”,经过半年多艰难曲折的谈判,以中共中央《宣言》和蒋介石谈话的发表为标志,国共两党第二次合作正式形成。

1937年9月至1939年1月,是第二次国共合作的高潮时期。这一时期,国民党对抗战是比较努力的,国共两党关系也比较好,全国出现了一个团结抗战的新局面。1939年7月至1943年9月,国民党政策由重点对外转向对内,先后发动了三次反共高潮。中国共产党进行了有理、有利、有节的斗争,维护了合作。

1943年9月至1945年8月,国共两党围绕联合政府问题展开激烈斗争。1945年8月至1947年2月,是第二次国共合作逐渐破裂的时期。中国共产党坚决反对国民党内战政策,主张建立一个独立、自由、民主、统一、富强的新中国。但国民党反动派一心想打内战,公然撕毁停战协定,第二次国共合作遂宣告彻底破裂。