Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật
Sau sự biến 18-9, đặc biệt là sau sự biến Hoa Bắc, quan hệ quốc tế và quan hệ giai cấp trong nước của Trung Quốc đã có những biến đổi to lớn. Mâu thuẫn dân tộc giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc. Vấn đề chủ yếu mà dân tộc Trung Hoa gặp phải chính là chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, cứu vãn nguy cơ dân tộc ngày càng trầm trọng. Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì đại nghĩa dân tộc, gánh vác trọng trách lịch sử cứu vớt dân tộc thoát khỏi nguy cơ diệt vong, kêu gọi thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật lấy hợp tác Quốc – Cộng làm nền tảng.
Ngay sau khi xảy ra sự biến 18-9 vào năm 1931 thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra bản tuyên ngôn, bày tỏ quyết tâm quyết tử chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Đảng Cộng sản Trung Quốc ký kết hiệp định đình chiến và chống Tưởng chống Nhật với đạo quân số 19 Quân Cách mạng Quốc dân chủ trương chống Nhật, tham gia tổ chức Quân Đồng minh chống Nhật Sát Cát Nhĩ (Chahar) và dẫn đầu vận dụng thử sách lược mặt trận chống Nhật liên hợp để triển khai đấu tranh chống Nhật tại vùng Đông Bắc, làm cho vùng Đông Bắc rộng lớn trở thành chiến trường đầu tiên cho lực lượng vũ trang chống Nhật mà Đảng lãnh đạo trực tiếp chiến đấu với quân Nhật.
Sau sự biến Hoa Bắc năm 1935, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố “Thư gửi toàn thể đồng bào về chống Nhật cứu nước” (tức “Tuyên ngôn 1-8”), lãnh đạo phát động phong trào yêu nước chống Nhật 9-12, và tại Hội nghị Ngoã Dao Bảo diễn ra vào tháng 12, đã đề xuất rõ ràng sách lược và nhiệm vụ cơ bản của Đảng là thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật rộng rãi. Trong năm 1936, Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng điều chỉnh chính sách, từng bước thực hiện sự chuyển đổi từ chính sách “chống Tưởng chống Nhật” đến “bắt Tưởng chống Nhật”, rồi lại đến “liên kết với Tưởng để chống Nhật”, và thúc đẩy thành công giải quyết hoà bình sự biến Tây An, nội chiến Quốc – Cộng tuyên bố kết thúc. Cũng trong thời kỳ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn từng bước triển khai hợp tác chống Nhật với những đội quân yêu nước của Quốc dân đảng và các lực lượng vũ trang chống Nhật khác, trở thành chính đảng tiên phong dẫn đầu tiến hành chiến tranh chống phát xít trong phạm vi Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Tháng 2 năm 1937, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất “Năm yêu cầu” và “Bốn đảm bảo” với Hội nghị Trung ương 3 khoá V của Quốc dân đảng, nhằm xoá bỏ đối lập giữa hai chính đảng và hai chính quyền, thực hiện sự hợp tác giữa hai đảng, cùng chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Dưới sự áp sát từng bước của quân xâm lược Nhật Bản và sự thúc đẩy của làn sóng nhân dân cả nước chống Nhật cứu quốc, Quốc dân đảng buộc phải bắt đầu chấp nhận chủ trương đúng đắn thực hiện hợp tác Quốc – Cộng để chống Nhật. Tháng 9 cùng năm, Thông tấn xã Trung ương của Quốc dân đảng công bố “Tuyên ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc công bố hợp tác Quốc – Cộng”, Tưởng Giới Thạch đã có bài phát biểu công nhận thật sự địa vị hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật lấy hợp tác Quốc – Cộng lần thứ hai làm nền tảng đã chính thức hình thành. Nhân dân các dân tộc, các đảng phái tiến bộ, các đoàn thể chống Nhật và nhân sĩ yêu nước thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau trong cả nước cũng như kiều bào hải ngoại nhiệt liệt chào mừng sự hợp tác lần nữa giữa hai đảng, và đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật bằng hình thức khác nhau. Đại đoàn kết chưa từng có của dân tộc Trung Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai toàn diện kháng chiến chống Nhật.
Dưới ngọn cờ mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành trụ cột vững chắc trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, lực lượng cách mạng nhân dân do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã được phát triển lớn mạnh hơn bao giờ hết trong cuộc kháng chiến chống Nhật, trở thành lực lượng căn bản quyết định tiền đồ chính trị của Trung Quốc. Kháng chiến toàn dân tộc là pháp bảo quan trọng để nhân dân Trung Quốc giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật.
Qua cuộc đấu tranh cực kỳ gian khổ kéo dài 14 năm (năm 1931-1945), nhân dân Trung Quốc đã đánh bại bọn xâm lược Nhật Bản, tuyên bố thất bại triệt để của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, tuyên bố thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và cuộc kháng chiến chống phát xít thế giới.
抗日民族统一战线
九一八事变尤其是华北事变后,中国的国际关系和国内阶级关系发生了重大变化。中日之间的民族矛盾上升为中国社会的主要矛盾。中华民族面临的主要问题就是抵抗日本的侵略,挽救日益深重的民族危机。中国共产党秉持民族大义,担负起民族救亡的历史重任,呼吁建立以国共合作为基础的抗日民族统一战线。
1931年九一八事变后,中国共产党就发表宣言,表达了誓死抵抗日本侵略,坚决捍卫国家主权和领土完整的决心。中国共产党与主张抗日的国民革命军第19路军签订反蒋抗日停战协定、参与组织察哈尔抗日同盟军,并率先在东北尝试运用抗日联合战线的策略开展抗日斗争,使辽阔的白山黑水成为中共领导的抗日武装直接对日作战的第一个战场。
1935年华北事变后,中国共产党发表《为抗日救国告全体同胞书》(即《八一宣言》),领导发动了一二·九爱国抗日运动,并在12月召开的瓦窑堡会议上,明确提出党的基本策略任务是建立广泛的抗日民族统一战线。1936年间,中共中央不断调整政策,逐步实现从“反蒋抗日”到“逼蒋抗日”再到“联蒋抗日”政策的转变,并促成西安事变的和平解决,国共内战宣告结束。同一时期,中国共产党还逐渐展开与国民党爱国军队及其他抗日武装的合作抗战,成为中国和世界范围内率先进行反法西斯战争的政党先锋。
1937年2月,中共中央向国民党五届三中全会提出“五项要求”和“四项保证”,旨在消除两大政党和两个政权的对立,实现国共合作,一致反抗日本的侵略。在日本侵略军的步步进逼和全国人民抗日救亡浪潮的推动下,国民党被迫开始接受国共合作抗日的正确主张。同年9月,国民党中央通讯社发表《中共中央为公布国共合作宣言》,蒋介石发表实际上承认中国共产党合法地位的谈话,标志着以第二次国共合作为基础的抗日民族统一战线正式形成。全国各族人民、各进步党派、抗日团体和社会各阶层爱国人士以及海外侨胞热烈欢迎国共两党重新合作,并以不同形式参加了抗日民族统一战线。中华民族空前的大团结,对抗日战争的全面展开有重大意义。
在抗日民族统一战线的旗帜下,中国共产党成为反抗日本帝国主义侵略的中流砥柱,中国共产党所领导的人民革命力量在抗日战争中得到了空前壮大,成为决定中国政治前途的根本力量。全民族抗战是中国人民抗日战争胜利的重要法宝。
经过长达14年艰苦卓绝的斗争,中国人民打败了日本侵略者,宣告了日本军国主义的彻底失败,宣告了中国人民抗日战争和世界反法西斯战争的最后胜利。