Lý luận chủ nghĩa dân chủ mới

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Lý luận chủ nghĩa dân chủ mới

Lý luận chủ nghĩa dân chủ mới là lý luận về cách mạng Trung Quốc mang tính độc đáo được hình thành bởi sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc và không ngừng tiến hành sáng tạo lý luận của những người Cộng sản Trung Quốc với đại diện chính là Mao Trạch Đông, là bước nhảy vọt của việc Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác.

Từ tháng 10 năm 1939 đến tháng 1 năm 1940, Mao Trạch Đông lần lượt cho ra đời các tác phẩm quan trọng “Lời phi lộ của tạp chí Người Cộng sản’’, “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới”, v.v. đưa ra một cách hệ thống và hoàn chỉnh lý luận chủ nghĩa dân chủ mới, tập trung trả lời một loạt các vấn đề cơ bản về cách mạng Trung Quốc và tiền đồ của Trung Quốc với toàn Đảng và nhân dân cả nước. Chủ yếu bao gồm: Xuất phát từ xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến của Trung Quốc, phân tích sâu sắc các vấn đề về tính chất, nhiệm vụ, đối tượng, động lực, quân đồng minh, quyền lãnh đạo của cách mạng Trung Quốc cũng như các bước đi và sự chuyển đổi của cách mạng; dựa vào đặc điểm và quy luật phát triển của cách mạng Trung Quốc, sáng lập lý luận cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới do giai cấp vô sản lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng, thuộc về đông đảo quần chúng nhân dân, phản đối chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa quan liêu tư bản; đưa ra tổng kết mặt trận thống nhất, đấu tranh vũ trang và sự lãnh đạo của Đảng là ba pháp bảo lớn của cách mạng; sáng tạo ra một nguyên tắc chỉ đạo về con đường lấy nông thôn bao vây thành thị, cuối cùng giành lấy thắng lợi trên toàn quốc; đề xuất tiền đồ phát triển của chủ nghĩa dân chủ mới là chủ nghĩa xã hội. 

Lý luận chủ nghĩa dân chủ mới được sáng lập bởi những người cộng sản Trung Quốc lấy Mao Trạch Đông làm đại diện chính, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với tình hình thực tế của cách mạng Trung Quốc, là sự tổng kết toàn diện về cách mạng Trung Quốc đặc biệt là những kinh nghiệm lịch sử kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, là thành quả lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời kỳ kháng chiến. Việc đưa ra lý luận chủ nghĩa dân chủ mới đã làm cho toàn Đảng và nhân dân cả nước thấy rõ quy luật phát triển và tương lai của cách mạng Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật và cách mạng Trung Quốc. 

新民主主义理论

新民主主义理论是以毛泽东为主要代表的中国共产党人,把马克思列宁主义与中国革命的具体实践相结合,不断进行理论创新,形成的具有独创性的关于中国革命的理论,是马克思主义中国化的一次飞跃。

从1939年10月到1940年1月,毛泽东相继发表了《〈共产党人〉发刊词》《中国革命和中国共产党》《新民主主义论》等重要著作,系统完整地提出了新民主主义理论,集中地向全党和全国人民回答了关于中国革命和中国前途的一系列基本问题。主要包括:从中国半殖民地半封建社会出发,深刻分析中国革命的性质、任务、对象、动力、同盟军、领导权和革命步骤及转变的问题;根据中国革命的特点和发展规律,创立无产阶级领导的以工农联盟为基础的,人民大众的,反对帝国主义、封建主义和官僚资本主义的新民主主义革命的理论;总结出统一战线、武装斗争、党的领导是革命的三大法宝;创造出一条以农村包围城市,最后夺取全国胜利道路的指导原则;提出新民主主义的发展前途是社会主义。

以毛泽东为主要代表的中国共产党人创立的新民主主义理论,是马克思列宁主义同中国革命实际相结合的产物,是中国革命特别是建党以来历史经验的全面总结,是毛泽东思想在抗战时期最重大的理论成果。新民主主义理论的提出,使全党和全国人民清楚地看到了中国革命的发展规律和前景,有力地指导和促进了抗日战争和中国革命的胜利发展。