Bách đoàn đại chiến
Mùa hè năm 1940, nhằm đập tan “chính sách lồng giam” của bọn xâm lược Nhật Bản, giành thế phát triển có lợi hơn cho cục diện chiến tranh ở Hoa Bắc, và ảnh hưởng tình hình kháng chiến của toàn quốc, khắc phục mối nguy hiểm từ việc Quốc dân đảng thoả hiệp đầu hàng với Nhật Bản, Tổng bộ Bát lộ quân quyết định phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn đối với các tuyến đường giao thông và cứ điểm mà quân Nhật chiếm đóng tại Hoa Bắc. Cùng với sự triển khai của chiến dịch, lực lượng bộ đội tham chiến của Bát lộ quân lên đến 105 trung đoàn, khoảng 200 nghìn người, nên được gọi là “Bách đoàn đại chiến (tức chiến dịch một trăm trung đoàn)”. Ngày 8 tháng 8 năm 1940, Tổng bộ Bát lộ quân ra Mệnh lệnh hành động chiến dịch, bố trí cụ thể binh lực tác chiến, đồng thời xác định ngày 20 tháng 8 là thời gian phát động chiến dịch.
Bách đoàn đại chiến trải qua hai giai đoạn tấn công chủ động và một giai đoạn chống “càn quét”. Giai đoạn thứ nhất là chiến dịch phá hoại và tập kích giao thông, với trọng điểm là phá hoại tuyến đường sắt Thạch Gia Trang – Thái Nguyên. Giai đoạn thứ hai, tiếp tục tập kích những khu vực dọc các tuyến đường giao thông và phá huỷ những cứ điểm thâm nhập căn cứ địa của địch, và phát động các chiến dịch Lai Nguyên – Linh Khưu, v.v. Giai đoạn thứ ba là tác chiến chống “càn quét”. Bách đoàn đại chiến trải qua hơn 4 tháng, chiến đấu 1.824 trận, bắn chết và làm bị thương hơn 20 nghìn quân Nhật, hơn 5 nghìn Nguỵ quân, tước được hơn 50 khẩu pháo, hơn 5.900 khẩu súng các loại và một loạt vật tư quân dụng. Bát lộ quân cũng phải trả giá bằng con số thương vong hơn 17 nghìn người.
Bách đoàn đại chiến là một chiến dịch tấn công mang tính chiến lược quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất mà Bát lộ quân phát động tại khu vực Hoa Bắc kể từ khi bắt đầu kháng chiến toàn diện, đã thể hiện được uy danh của quân dân chống Nhật trong chiến trường sau lưng địch do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, kìm hãm binh lực của quân Nhật, làm trì hoãn thời gian “tiến về miền Nam” của quân Nhật, và có vai trò tích cực đối với việc ủng hộ tác chiến ở chiến trường chính diện và tranh thủ thời cục có chuyển biến tốt hơn. Chiến dịch lần này đã tỏ rõ với thế giới rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với quân đội do Đảng lãnh đạo là lực lượng nòng cốt chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, là niềm hy vọng để giành lấy thắng lợi trong cuộc kháng chiến.
百团大战
1940年夏,为粉碎日本侵略者的“囚笼政策”,争取华北战局更有利的发展,并影响全国的抗战局势,克服国民党对日妥协投降的危险,八路军总部决定向华北日军占领的交通线和据点发动大规模进攻战役。随着战役的展开,八路军参战部队达到105个团约20万人,故称“百团大战”。1940年8月8日,八路军总部下达《战役行动命令》,对作战兵力作了具体部署,同时确定8月20日为战役发动时间。
百团大战经历了两个主动进攻阶段和一个反“扫荡”阶段。战役第一阶段是交通总破袭战,重点是破坏正太铁路。第二阶段,继续袭击交通线两侧和摧毁深入根据地内的敌据点,并发动涞(源)灵(丘)等战役。第三阶段是反“扫荡”作战。百团大战历时4个多月,共作战1824次,毙伤日军2万余人、伪军5000余人,缴获各种炮50余门、各种枪5900余支和一批军用物资。八路军也付出了伤亡1.7万余人的代价。
百团大战,是全面抗战以来八路军在华北地区发动的规模最大、持续时间最长的一次带战略性进攻的战役,打出了中国共产党领导的敌后抗日军民的声威,牵制了日军的兵力,推迟了日军“南进”的时间,并对支持正面战场作战,争取时局好转,起了积极作用。这次战役向全世界表明了中国共产党及其领导的军队,是抵抗日本侵略的中流砥柱,是争取抗战胜利的希望所在。