Phong trào sản xuất lớn
Phong trào sản xuất lớn là chỉ phong trào sản xuất tự cung tự cấp quy mô lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quân dân căn cứ địa chống Nhật triển khai trong thời kỳ kháng chiến.
Năm 1941, do sự tấn công điên cuồng của quân Nhật và sự bao vây phong toả của phe ngoan cố Quốc dân đảng và tác hại của thiên tai, căn cứ địa chống Nhật mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã gặp phải những khó khăn cực kỳ nghiêm trọng về mặt tài chính và kinh tế. Nhằm khắc phục những khó khăn nghiêm trọng về mặt kinh tế, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh đi con đường sản xuất tự cung tự cấp. Các Đảng viên, công chức Chính phủ, quân nhân, học sinh sinh viên học viên và quần chúng nhân dân ở các căn cứ địa chống Nhật tích cực hưởng ứng lời kêu gọi, đã dấy lên phong trào sản xuất quy mô lớn. Tháng 12 năm 1942, Mao Trạch Đông trình bày Báo cáo “Vấn đề kinh tế và vấn đề tài chính” tại Hội nghị cán bộ cấp cao biên khu Thiểm – Cam – Ninh, trình bày rõ phương châm tổng thể trong công tác kinh tế và công tác tài chính là “phát triển kinh tế, bảo đảm cung cấp”, kêu gọi quân dân khu giải phóng thiết thực triển khai phong trào sản xuất lớn, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn.
Quân đội, cơ quan Chính phủ và trường học phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp là sự sáng tạo trong phong trào sản xuất lớn. Chính phủ dân chủ chống Nhật đã xây dựng nhiều ngành công nghiệp tự cung tự cấp, quân đội đã phát triển nông nghiệp và một bộ phận công thương nghiệp lấy tự cung tự cấp làm mục tiêu, nông dân được tổ chức rộng rãi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Các cán bộ trong cơ quan Đảng và chính quyền các cấp cũng tích cực tham gia vào phong trào sản xuất lớn, đồng cam cộng khổ với quần chúng.
Sự triển khai mạnh mẽ của phong trào sản xuất lớn đã làm cho khu giải phóng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo khắc phục những khó khăn nghiêm trọng về vật chất, tạo nền tảng vật chất cho việc giành lấy thắng lợi trong cuộc kháng chiến, đồng thời đã làm mật thiết các mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân, xây dựng nên tinh thần Diên An tự lực cánh sinh, phấn đấu gian khổ, tích luỹ được một số kinh nghiệm về xây dựng kinh tế, bồi dưỡng đào tạo một loạt cán bộ làm công tác kinh tế.
大生产运动
大生产运动,是指抗战时期中国共产党领导抗日根据地军民开展的大规模生产自救运动。
1941年,由于日军的疯狂进攻和国民党顽固派的包围封锁,以及自然灾害的侵袭,中国共产党领导的抗日根据地的财政、经济遭遇了极为严重的困难。为克服经济上的严重困难,中共中央再次强调走生产自救的道路。各抗日根据地的党政军学人员和人民群众响应号召,掀起了大规模的生产运动。1942年12月,毛泽东在陕甘宁边区高级干部会议上作《经济问题和财政问题》的报告,阐明了经济工作和财政工作的总方针是“发展经济、保障供给”,号召解放区军民切实开展大生产运动,自力更生,克服困难。
军队、政府机关和学校发展自给经济,是大生产运动中的一个创造。抗日民主政府办了许多自给工业,军队发展了以自给为目标的农业和部分工商业,农民广泛组织起来发展农业生产。各级党政干部也都积极投入大生产运动,和群众同甘共苦。
大生产运动的蓬勃开展,使中国共产党领导的解放区克服了严重的物质困难,为争取抗战胜利奠定了物质基础,同时密切了党政军民关系,树立了自力更生、艰苦奋斗的延安精神,积累了一些经济建设的经验,培养了一批经济工作干部。