Đàm phán Trùng Khánh
Sau khi trải qua chiến đấu đẫm máu và giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật, dân tộc Trung Hoa lại đương đầu với cuộc đấu tranh xây dựng một đất nước như thế nào. Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân trong cả nước, cố gắng thông qua con đường hoà bình để xây dựng một nước Trung Quốc chủ nghĩa dân chủ mới độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Tập đoàn thống trị Quốc dân đảng đại diện cho lợi ích của đại địa chủ và giai cấp tư sản lớn hòng cướp đoạt thành quả thắng lợi của cuộc kháng chiến, dùng phương thức nội chiến để tước đoạt những quyền lợi mà nhân dân đã giành được.
Xét về tình hình trong nước, cuộc kháng chiến chống Nhật vừa kết thúc, đòi hỏi hoà bình là xu hướng lớn, phát động nội chiến không được lòng người; xét về tình hình quốc tế thì ba nước Mỹ, Liên Xô và Anh cũng không tán thành phát động nội chiến tại Trung Quốc. Dựa vào tình hình trong và ngoài nước, trong khi tích cực chuẩn bị cho nội chiến, Tưởng Giới Thạch cũng tỏ ý sẵn sàng tiến hành đàm phán hoà bình với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung và hạ tuần tháng 8 năm 1945, Tưởng Giới Thạch liên tiếp ba lần gửi điện, mời Mao Trạch Đông sang Trùng Khánh để cùng bàn bạc “các vấn đề quan trọng trong và ngoài nước”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhận thức khá tỉnh táo về tình hình trong và ngoài nước lúc đó và âm mưu nội chiến của Quốc dân đảng, cho rằng nên dựa vào đó để áp dụng biện pháp tương ứng, trước hết, phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ nghỉ ngơi dưỡng sức sau loạn lạc chiến tranh lâu dài của nhân dân, tranh thủ thông qua con đường hoà bình để thực hiện sự tiến bộ và phát triển của Trung Quốc; đồng thời thông qua đàm phán để vạch trần bộ mặt giả vờ mưu cầu hoà bình, trên thực tế là chuẩn bị cho nội chiến của Quốc dân đảng, tranh thủ thời gian làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó. Qua nhiều lần nghiên cứu, Trung ương Đảng Cộng sản quyết định đưa ra ba khẩu hiệu chính trị lớn là hoà bình, dân chủ và đoàn kết, Mao Trạch Đông chấp nhận lời mời sang Trùng Khánh để tiến hành đàm phán, đồng thời quân đội nhân dân sẵn sàng tiến hành chiến tranh tự vệ. Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Vương Nhược Phi bắt đầu đàm phán với nhà đương cục Quốc dân đảng. Qua 43 ngày đàm phán, đại diện của hai bên chính thức ký kết kỷ yếu hội đàm vào ngày 10 tháng 10, tức Hiệp định 10-10. Nhà đương cục Quốc dân đảng tỏ ý chấp nhận “Phương châm cơ bản xây dựng đất nước bằng phương thức hoà bình”; đồng ý “Hợp tác lâu dài, kiên quyết phòng tránh nội chiến, xây dựng một nước Trung Quốc mới độc lập, tự do và giàu mạnh”, tổ chức hội nghị hiệp thương chính trị, v.v. Nhưng về hai vấn đề căn bản quân đội nhân dân và chính quyền khu giải phóng, hai bên chưa đạt được nhất trí. Hiệp định 10-10 là văn kiện chính thức đầu tiên được cho ra đời bằng phương thức hiệp thương giữa hai đảng, việc ký kết Hiệp định đã trì hoãn sự bùng nổ của nội chiến toàn diện, đem lại niềm hy vọng cho sự hoà bình và phát triển trong nước sau chiến tranh.
Cuộc đàm phán Trùng Khánh và việc ký kết Hiệp định 10-10 chứng tỏ phía Quốc dân đảng đã công nhận địa vị hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công nhận hội nghị của các đảng phái, đã thúc đẩy sự hiểu biết của nhân dân cả nước đối với chủ trương chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng nước Trung Quốc mới bằng phương thức hoà bình, thúc đẩy sự hình thành mặt trận dân chủ thống nhất, thúc đẩy sự phát triển của phong trào dân chủ hoà bình toàn quốc, cũng để lại kinh nghiệm lịch sử quý báu cho sự phát triển của quan hệ hai đảng.
重庆谈判
中华民族经过浴血奋战赢得抗日战争胜利后,又面临着建什么国的斗争。中国共产党代表全国广大人民的根本利益,力图通过和平的途径来建设一个独立、民主、富强的新民主主义中国。代表大地主大资产阶级利益的国民党统治集团,企图抢夺抗战胜利果实,用内战的方式来剥夺人民已经取得的权利。
在国内,抗日战争刚刚结束,要求和平是大势所趋,发动内战不得人心;在国际上,美、苏、英三国也不赞成中国内战。蒋介石鉴于国内外形势,在积极准备内战的同时,表示愿意同中国共产党进行和平谈判。1945年8月中下旬,他连续三次电邀毛泽东去重庆,共同商讨“国际国内各种重要问题”。
中国共产党对当时国内外局势和国民党的内战阴谋都有比较清醒的认识,认为应当因势利导,首先反映人民在长期战乱后休养生息的强烈意愿,争取通过和平的途径来实现中国的进步和发展;同时通过谈判揭露国民党假和平真内战的面目,争取时间作好应变准备。经过反复研究,中共中央决定提出和平、民主、团结三大政治口号,毛泽东接受邀请赴重庆谈判,同时人民军队作好进行自卫战争的各种准备。1945年8月29日,毛泽东、周恩来、王若飞与国民党当局开始谈判。经过43天谈判,国共双方代表于10月10日正式签署会谈纪要,即《双十协定》。国民党当局表示承认“和平建国的基本方针”;同意“长期合作,坚决避免内战,建设独立、自由和富强的新中国”,召开政治协商会议等。但在人民军队和解放区政权两个根本问题上,双方未能达成协议。《双十协定》是以国共两党协商的方式产生的一个正式文件,其签订延缓了全面内战的爆发,为战后国内和平发展带来了希望。
重庆谈判及《双十协定》的签订,表明国民党方面承认了中国共产党的地位,承认了各党派的会议,促使中国共产党关于和平建设新中国的政治主张被全国人民所了解,促进了民主统一战线的形成,推动了全国和平民主运动的发展,也为国共两党关系的发展留下了宝贵的历史经验。