Cuộc phá vây tại vùng Trung Nguyên
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, Tưởng Giới Thạch điều động hơn 20 sư đoàn bộ đội, bao vây và từng bước xâm chiếm khu giải phóng Trung Nguyên, hòng tiêu diệt lực lượng bộ đội của khu giải phóng Trung Nguyên, làm thông suốt con đường tiến tới vùng Hoa Đông, Hoa Bắc và Đông Bắc. Tháng 1 năm 1946, sau khi đại diện của Chính phủ Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký hiệp định đình chiến, quân đội Quốc dân đảng vẫn tiếp tục tăng cường điều động binh lực bao vây và tấn công khu vực này. Ngày 26 tháng 6, Tưởng Giới Thạch xé bỏ Hiệp định đình chiến mà hai bên đã thoả thuận, điều động 10 quân đoàn với binh lực hơn 300 nghìn người, trước hết phát động tấn công quy mô lớn đối với lực lượng bộ đội của quân khu Trung Nguyên, dẫn đến sự bùng bổ của nội chiến toàn diện.
Quân khu Trung Nguyên tuân theo chỉ thị “Lập tức phá vây, càng nhanh càng tốt, đừng có đắn đo bất kỳ điều gì, sống còn là số một, thắng lợi là hàng đầu” của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngoài việc cử một bộ phận bộ đội địa phương ở lại để kiên trì đấu tranh, cử một lữ đoàn nguỵ trang thành bộ đội chủ lực di chuyển về phía Đông để dụ quân đội Quốc dân đảng ra, bộ đội chủ lực đã chia làm hai cánh Nam, Bắc di chuyển về phía Tây.
Cánh Bắc có khoảng 15 nghìn người, dưới sự dẫn dắt của Tư lệnh Lý Tiên Niệm, Chính uỷ Trịnh Vị Tam và Phó Tư lệnh Vương Chấn của quân khu Trung Nguyên, đã đột phá sự chặn đánh vây quét trùng trùng điệp điệp của quân đội Quốc dân đảng, tiến vào Thiểm Nam (miền Nam tỉnh Thiểm Tây) vào hạ tuần tháng 7, hợp nhất với đội du kích Thiểm Nam, và thành lập quân khu Ngạc – Dự – Thiểm vào đầu tháng 8. Trong đó Vương Chấn dẫn đầu Lữ đoàn 359 tiếp tục tiến lên phía Bắc, tiến vào khu giải phóng Thiểm – Cam – Ninh vào cuối tháng 8.
Cánh Nam có khoảng hơn 10 nghìn người, dưới sự dẫn dắt của Phó Tư lệnh quân khu Vương Thụ Thanh, đột phá sự vây đuổi chặn đứng của quân đội Quốc dân đảng, tiến vào vùng núi Vũ Đương Sơn tại Ngạc Tây Bắc (miền Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc), thành lập quân khu Ngạc Tây Bắc vào hạ tuần tháng 8.
Lữ đoàn 1 Trung đội 1 di chuyển về phía Đông phụ trách nhiệm vụ dụ và hãm chân quân địch, dưới sự chỉ huy của Lữ đoàn trưởng Bì Định Quân, sau khi dụ thành công quân địch, đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây, tiến quân về phía Đông, qua hơn 20 ngày di chuyển và chiến đấu, lặn lội nghìn dặm, tiến vào khu giải phóng Tô – Hoản (Giang Tô – An huy).
Cuộc phá vây tại vùng Trung Nguyên đã mở màn cho cuộc chiến tranh giải phóng. Cuộc phá vây là một cuộc di chuyển chiến lược vĩ đại, đã hãm chân binh lực 30 lữ đoàn của quân đội Quốc dân đảng, bảo tồn chủ lực, thành lập hai căn cứ địa, và để một phần nhỏ binh lực ở lại địa phương để kiên trì đấu tranh, phối hợp một cách mạnh mẽ với hành động tác chiến của các chiến trường khác, phát huy vai trò quan trọng đối với cuộc phản công chiến lược về sau và giành lấy thắng lợi trong chiến tranh giải phóng toàn quốc, nhận được sự khẳng định đầy đủ và khen khợi cao độ của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân uỷ Trung ương.
中原突围
抗日战争胜利后,蒋介石调集20多个师的部队,包围和蚕食中原解放区,企图消灭中原解放区部队,打通向华东、华北、东北的进军道路。1946年1月,国民党政府和中国共产党双方代表签署停战协定后,国民党军仍继续增调兵力包围和进攻这一地区。6月26日,蒋介石撕毁国共双方达成的《停战协定》,调动10个整编师共30余万人的兵力,首先对中原军区部队发起大规模进攻,致使全面内战爆发。
中原军区遵照中共中央“立即突围,愈快愈好,不要有任何顾虑,生存第一,胜利第一”的指示,除留部分地方部队在原地坚持斗争,以一个旅伪装主力向东转移迷惑国民党军队外,主力分南北两路向西转移。
北路约1.5万人,在中原军区司令员李先念、政委郑位三和副司令员王震的率领下,突破了国民党军队重重截击合围,于7月下旬进入陕南,同陕南游击队会合,并于8月初组成鄂豫陕军区。其中王震率领三五九旅继续北进,于8月底进入陕甘宁解放区。
南路约1万余人,在军区副司令员王树声率领下,冲破国民党军队的围追堵截,进入鄂西北的武当山地区,于8月下旬组成鄂西北军区。
担负迷惑和牵制敌军任务向东转移的第一纵队第一旅,在旅长皮定均的指挥下,在成功迷惑敌人后,迅速跳出包围圈,挥师东进,转战20余天,跋涉千里,进入苏皖解放区。
中原突围,揭开了解放战争的序幕。它是一次伟大的战略转移,牵制了国民党军队30个旅的兵力,保存了主力,建立了两块根据地,并留下小部分兵力坚持原地斗争,有力地配合了其他战场的作战,对以后的战略反攻和夺取解放战争的全国胜利发挥了重要作用,受到中共中央和中央军委的充分肯定和高度赞扬。