Đề cương Luật Đất đai Trung Quốc
Năm 1947, tình hình mới Quân Giải phóng Nhân dân từ phòng ngự chiến lược chuyển sang tấn công chiến lược đòi hỏi triển khai một cách rộng rãi hơn, sâu sắc hơn cải cách chế độ ruộng đất tại khu giải phóng để phát huy đầy đủ tính tích cực của đông đảo nông dân trong cách mạng và sản xuất, chi viện chiến tranh giải phóng. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1947, Uỷ ban Công tác Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Hội nghị ruộng đất toàn quốc tại làng Tây Bách Pha, huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, đã vạch ra Đề cương Luật Đất đai Trung Quốc. Cương lĩnh cách mạng ruộng đất chống phong kiến triệt để này đã quy định rõ ràng xoá bỏ chế độ ruộng đất bóc lột mang tính phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện chế độ ruộng đất dân cày có ruộng. Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại xác định rõ đường lối chung và chính sách tổng thể cho công tác cải cách ruộng đất, tức dựa vào bần nông, đoàn kết trung nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến theo từng bước và từng đối tượng khác nhau, phát triển sản xuất nông nghiệp. Phong trào cải cách ruộng đất bước vào quỹ đạo phát triển lành mạnh và đạt được thành tích to lớn. Đến mùa thu năm 1948, tại khu vực có 100 triệu người, quan hệ sản xuất phong kiến đã bị tiêu diệt, đông đảo nông dân bị giai cấp địa chủ áp bức và bóc lột tàn khốc lâu dài đã vươn mình làm chủ về mặt chính trị và kinh tế, tính tích cực trong sản xuất được nâng lên mạnh mẽ, một số lượng lớn thanh niên, tráng niên đã nhập ngũ tham gia vào quân đội nhân dân hoặc gánh vác nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho chiến tranh, do đó đã đảm bảo sự thắng lợi cho chiến tranh giải phóng nhân dân.
Đề cương Luật Đất đai Trung Quốc là văn kiện mang tính cương lĩnh đầu tiên về cải cách chế độ ruộng đất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, có vai trò thúc đẩy to lớn đối với phong trào cải cách ruộng đất tại khu giải phóng, và có ảnh hưởng chính trị rộng rãi tại khu vực thống trị của Quốc dân đảng lúc đó.
《中国土地法大纲》
1947年人民解放军由战略防御转入战略进攻的新形势,要求在解放区更加普遍深入地开展土地制度改革,以充分调动广大农民革命和生产的积极性,支援解放战争。1947年7月至9月,中共中央工作委员会在河北省平山县西柏坡村召开全国土地会议,制定了《中国土地法大纲》。这个彻底的反封建的土地革命纲领,明确规定废除封建性及半封建性剥削的土地制度,实行耕者有其田的土地制度。随后,中国共产党又明确了土地改革工作的总路线、总政策,即依靠贫农,团结中农,有步骤地有分别地消灭封建剥削制度,发展农业生产。土地改革运动走上健康发展的轨道,取得巨大成绩。到1948年秋,在1亿人口的地区,封建的生产关系被消灭了,长期遭受地主阶级残酷压迫和剥削的广大农民在政治上经济上翻了身,生产积极性大为高涨,大批青壮年加入人民军队或担负战争勤务,从而保证了人民解放战争的胜利进行。
《中国土地法大纲》是抗日战争胜利后,中国共产党公开颁布的第一个关于土地制度改革的纲领性文件,对解放区的土地改革运动起到了巨大的推动作用,并在当时的国民党统治区产生了广泛的政治影响。