Vượt nghìn dặm vọt tiến Đại Biệt Sơn

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Vượt nghìn dặm vọt tiến Đại Biệt Sơn

Tháng 3 năm 1947, sau khi cuộc tấn công toàn diện khu giải phóng bị thất bại, Quốc dân đảng đã thay đổi chiến lược là tấn công trọng điểm khu giải phóng Sơn Đông và khu giải phóng Thiểm Bắc mà thực hiện phòng ngự tại các chiến trường khác, cố đạt tới mục tiêu nhanh chóng kết thúc chiến sự của hai khu vực này, rồi điều động binh lực vào các chiến trường khác. Nhằm phá vỡ bố trí chiến lược của Quốc dân đảng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: Điều động bộ đội chủ lực của khu giải phóng tiến đánh vòng ngoài, khiến địch phải rút quân về để bảo vệ hậu phương trống rỗng, đập tan mưu đồ và phương châm chiến lược của Tưởng Giới Thạch Quốc dân đảng, dẫn chiến tranh hướng vào khu thống trị của Quốc dân đảng, buộc địch phải chuyển sang phòng ngự chiến lược, làm thay đổi tình thế tấn công và phòng ngự giữa địch và ta. Trung ương Đảng lựa chọn vùng núi Đại Biệt Sơn nằm ở vùng Trung Nguyên làm phương hướng đột kích chủ yếu trong cuộc tấn công chiến lược.   

Ngày 30 tháng 6, Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình dẫn chủ lực của Quân Dã chiến Tấn – Ký – Lỗ – Dự (Sơn Tây – Hà Bắc – Sơn Đông – Hà Nam) với 120 nghìn người vượt sông Hoàng Hà dưới sự yểm hộ của hoả lực, phát động chiến dịch Lỗ Tây Nam (miền Tây Nam tỉnh Sơn Đông), mở màn cho cuộc tấn công chiến lược của chiến tranh giải phóng nhân dân. Ngày 23 tháng 7, Mao Trạch Đông gửi điện cho Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình: “Hạ quyết tâm bỏ hậu phương đi, tiến thẳng một mạch vào vùng núi Đại Biệt Sơn trong vòng nửa tháng.” Lúc xế chiều ngày 7 tháng 8, Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình dẫn chủ lực của Quân Dã chiến Tấn – Ký – Lỗ – Dự với 120 nghìn quân, dưới sự vờ đánh yểm hộ của bộ phận binh lực của binh đoàn vòng ngoài Quân Dã chiến Hoa Đông, chia làm ba cánh trái, giữa, phải, xuất phát từ khu vực huyện Cự Dã, huyện Vận Thành ở miền Tây Nam tỉnh Sơn Đông, mở màn cho chiến dịch vượt nghìn dặm vọt tiến Đại Biệt Sơn.  

Qua lặn lội gian khổ và chiến đấu kịch liệt, đạo quân Lưu – Đặng tiến vào vùng núi Đại Biệt Sơn vào cuối tháng 8. Đạo quân Lưu – Đặng dựa vào quần chúng nhân dân, chiến đấu gian khổ, đã đập tan nhiều cuộc tấn công luân phiên của 200 nghìn quân đội Quốc dân đảng, tính đến tháng 11 đã tiêu diệt hơn 30 nghìn kẻ địch, giải phóng 24 huyện lỵ, thành lập 33 chính quyền cấp huyện, sơ bộ hoàn thành hành động bố trí chiến lược theo kế hoạch tại vùng núi Đại Biệt Sơn. Bên cạnh đó, Trần Canh và Tạ Phú Trị dẫn một đội quân của Quân Dã chiến Tấn – Ký – Lỗ – Dự tiến thẳng về phía Tây tỉnh Hà Nam, Trần Nghị và Túc Dụ dẫn chủ lực của Quân Dã chiến Hoa Đông tiến thẳng về biên khu Dự – Hoản – Tô. Ba cánh quân lớn hình thành thế trận hình chữ “Phẩm(틔)”, đe doạ trực tiếp đến Nam Kinh, trung tâm thống trị của Quốc dân đảng và yếu địa chiến lược Vũ Hán. Tháng 12, ba cánh quân lớn phối hợp với nhau, đã đập tan cuộc tấn công trọng điểm của Quốc dân đảng đối với vùng núi Đại Biệt Sơn.  

Đạo quân Lưu – Đặng vượt nghìn dặm vọt tiến Đại Biệt Sơn đã đóng vai trò mang tính quyết định đối với việc làm thay đổi tình thế tấn công và phòng ngự giữa địch và ta. Do thất bại trên chiến trường Trung Nguyên, Quốc dân đảng buộc phải chuyển sang phòng ngự chiến lược. Từ đó, Quân Giải phóng Nhân dân đã thổi vang tiếng kèn lệnh giành lấy thắng lợi trên toàn quốc.  

千里跃进大别山

1947年3月,国民党对解放区的全面进攻受挫后,改为重点进攻山东、陕北两个解放区,而在其他战场转取守势,力求迅速结束这两个地区的战事,再转用兵力于其他战场。为了打乱国民党的战略部署,中共中央决定:以解放区主力打到外线,调动敌人回防空虚的后方,粉碎国民党蒋介石的战略企图和方针,把战争引向国民党统治区,迫使敌人转入战略防御,改变敌我之间攻防形势。中共中央选择地处中原的大别山区作为战略进攻的主要突击方向。

6月30日,刘伯承、邓小平率晋冀鲁豫野战军主力12万人强渡黄河,发起鲁西南战役,揭开人民解放战争战略进攻的序幕。7月23日,毛泽东致电刘邓:“下决心不要后方,以半个月行程,直出大别山。” 8月7日黄昏,刘伯承、邓小平率晋冀鲁豫野战军主力部队12万大军,在华东野战军外线兵团部分兵力佯动掩护下,分左、右、中三路,从鲁西南的巨野、郓城地区出发,拉开了千里跃进大别山战役的序幕。

经过艰苦跋涉和激烈战斗,刘邓大军于8月底进入大别山区。刘邓大军依靠人民群众,艰苦作战,粉碎20万国民党军队的轮番进攻,至11月歼敌3万余人,解放县城24座,建立了33个县政权,初步完成了在大别山的战略展开。同时陈赓、谢富治率晋冀鲁豫野战军一部向豫西挺进,陈毅、粟裕率华东野战军主力挺进豫皖苏边区。三路大军形成“品”字形阵势展开,直接威胁国民党的统治中心南京和战略要地武汉。12月,三路大军协同粉碎了国民党对大别山的重点进攻。

刘邓大军千里跃进大别山,对于改变敌我之间的攻防形势,起了决定性的作用。由于中原战场的失利,国民党被迫转入战略防御。由此,人民解放军吹响了夺取全国胜利的嘹亮号角。