Ba chiến dịch lớn
Mùa thu năm 1948, chiến tranh giải phóng nhân dân bước vào giai đoạn quyết chiến chiến lược giành lấy thắng lợi trên toàn quốc. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy Mao Trạch Đông làm hạt nhân phân tích một cách khoa học tình hình chiến tranh, nắm bắt đúng đắn thời cơ quyết chiến chiến lược, lựa chọn và xác định phương hướng quyết chiến, và vạch ra phương châm tác chiến nhằm đúng vào những đặc điểm của các chiến trường khác nhau, liên tiếp tổ chức ba chiến dịch lớn Liêu Thẩm, Hoài Hải và Bình Tân, và làm cho các giai đoạn của các cuộc chiến trong ba chiến dịch lớn liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau, thúc đẩy chiến tranh giải phóng nhân dân đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.
Tháng 9 năm 1948, Lâm Bưu, La Vinh Hoàn chỉ huy lực lượng chủ lực của Quân Dã chiến Đông Bắc và các lực lượng vũ trang địa phương với binh lực tổng cộng 1,03 triệu người, dưới sự chi viện của nhân dân Đông Bắc, phát động chiến dịch Liêu Thẩm tấn công 550 nghìn quân đội Quốc dân đảng bị chia cắt tại thành phố Cẩm Châu, Trường Xuân và Thẩm Dương, v.v. Qua 52 ngày chiến đấu, chiến dịch đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn khu vực Đông Bắc, làm cho Quân Dã chiến Đông Bắc trở thành một lực lượng dự bị chiến lược lớn mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân và toàn bộ khu vực Hoa Bắc, và cung cấp một hậu phương chiến lược vững chắc, có nền tảng công nghiệp nhất định cho chiến tranh giải phóng.
Tháng 11 năm 1948, sau khi kết thúc chiến dịch Liêu Thẩm, Uỷ ban Tiền tuyến với Bí thư là Đặng Tiểu Bình thống nhất chỉ huy Quân Dã chiến Hoa Đông, Quân Dã chiến Trung Nguyên và một số lực lượng vũ trang địa phương với hơn 600 nghìn binh lực, lấy thành phố Từ Châu làm trung tâm, phát động chiến dịch Hoài Hải quy mô lớn tại khu vực rộng rãi phía Đông bắt đầu từ khu Hải Châu, phía Tây đến thành phố Thương Khưu, phía Bắc bắt đầu từ huyện Lâm Thành (nay là khu Tiết Thành thuộc thành phố Táo Trang), phía Nam đến khu vực sông Hoài Hà. Qua 66 ngày chiến đấu, chiến dịch đã kết thúc thắng lợi, tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho Quân Giải phóng để vượt sông Trường Giang, tiến tới giải phóng Nam Kinh, Thượng Hải, khu vực trung tâm mà phe phản động Quốc dân đảng thống trị.
Cuối tháng 11 năm 1948, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Tiền tuyến chiến dịch Bình Tân gồm ba Uỷ viên Lâm Bưu, La Vinh Hoàn và Nhiếp Vinh Trăn, Quân Giải phóng Nhân dân đã phát động chiến dịch Bình Tân tại khu vực phía Tây bắt đầu từ thành phố Trương Gia Khẩu, phía Đông đến khu Đường Cô và thành phố Đường Sơn, bao gồm cả Bắc Bình (nay là Bắc Kinh) và Thiên Tân. Ngày 31 tháng 1 năm 1949, Bắc Bình được giải phóng hoà bình. Chiến dịch này kéo dài 64 ngày, đã cơ bản giải phóng hoàn toàn khu vực Hoa Bắc.
Ba chiến dịch lớn Liêu Thẩm, Hoài Hải và Bình Tân tiêu diệt tổng cộng hơn 1,54 triệu quân địch, cơ bản tiêu diệt lực lượng quân sự chủ yếu của Quốc dân đảng, đã đẩy nhanh một cách mạnh mẽ tiến trình chiến tranh giải phóng giành lấy thắng lợi trên toàn quốc. Quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò to lớn trong cuộc quyết chiến chiến lược, có tới 8,86 triệu người tham gia chi viện cho tiền tuyến, sử dụng hơn 360 nghìn chiếc cáng cứu thương, hơn 1 triệu chiếc xe lớn nhỏ. Thắng lợi của cuộc quyết chiến chiến lược với tiêu chí là ba chiến dịch lớn là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông và chiến tranh nhân dân, là một cột mốc rực rỡ trong lịch sử chiến tranh giải phóng nhân dân của Trung Quốc.
三大战役
1948年秋,人民解放战争进入夺取全国胜利的战略决战阶段。以毛泽东为核心的中共中央科学地分析战争形势,正确把握战略决战的时机,选定决战方向,并针对不同战场的特点制定作战方针,连续组织辽沈、淮海、平津三大战役,并使三大战役各个战役的各个阶段之间环环相扣,推动人民解放战争从胜利走向胜利。
1948年9月,林彪、罗荣桓指挥东北野战军主力和地方武装共103万人,在东北人民的支援下,向分割在锦州、长春、沈阳等地的55万国民党军发起辽沈战役。这次战役历时52天胜利结束,解放了东北全境,使东北野战军成为一支强大的战略后备队,为解放平津和全华北创造了有利条件,并为解放战争提供了一个巩固的、具有一定工业基础的战略后方。
1948年11月辽沈战役结束后,以邓小平为书记的总前委统一指挥华东野战军、中原野战军及部分地方武装约60余万人,以徐州为中心,在东起海州、西至商丘、北起临城(今薛城)、南达淮河的广阔地区,发起规模巨大的淮海战役。这次战役历时66天胜利结束,为解放军渡江作战,进而解放国民党反动统治的中心地带南京、上海创造了极为有利的条件。
1948年11月底,人民解放军在由林彪、罗荣桓、聂荣臻组成的平津前线总前委领导下,在西起张家口、东至塘沽、唐山,包括北平、天津在内的地区,发起平津战役。1949年1月31日,北平和平解放。这次战役历时64天,基本上解放了华北全境。
辽沈、淮海、平津三大战役,共歼敌154万余人,使国民党的主要军事力量基本上被摧毁,大大加快了解放战争在全国胜利的进程。人民群众在战略决战中发挥了巨大的作用,支援前线民工达886万人,出动担架36万余副,大小车100万余辆。以三大战役为标志的战略决战的胜利,是毛泽东军事思想和人民战争的伟大胜利,是中国人民解放战争史上一座光辉的里程碑。