Chiến dịch vượt sông Trường Giang

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Chiến dịch vượt sông Trường Giang

Do bị đả kích nặng nề bởi ba chiến dịch lớn Liêu Thẩm, Hoài Hải, Bình Tân, Quốc dân đảng bị rơi vào tình trạng sụp đổ hoàn toàn về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Nhằm giành được thời gian, chờ thời cơ quay trở lại, Tưởng Giới Thạch hòng dựa vào nơi hiểm yếu sông Trường Giang để ngăn chặn Quân Giải phóng Nhân dân vượt sông tiến về miền Nam. 

Nhằm sớm kết thúc chiến tranh, thực hiện hoà bình thật sự, Mao Trạch Đông đã đề xuất tám điều kiện để tiến hành đàm phán hoà bình với Chính phủ Quốc dân đảng, do đó mà Quân Giải phóng Nhân dân đã nhiều lần hoãn thời gian vượt sông tiến về miền Nam. Sau khi Chính phủ Quốc dân đảng tại Nam Kinh từ chối ký kết Hiệp định hoà bình trong nước mà hai bên đã thoả thuận, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc Mao Trạch Đông, Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Chu Đức đã ra lệnh tiến quân trên toàn quốc vào ngày 21 tháng 4 năm 1949.

Từ đêm ngày 20 đến đêm ngày 21 tháng 4, Quân Dã chiến 2, 3 Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã phát động chiến dịch vượt sông Trường Giang với quy mô chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Trên chiến tuyến nghìn dặm bắt đầu từ huyện Hồ Khẩu ở phía Tây đến huyện Giang Âm ở phía Đông, với khí thế dời núi lấp biển, Quân Giải phóng Nhân dân một trận mà đột phá phòng tuyến Trường Giang của Quốc dân đảng do lực lượng lục quân, hải quân và không quân tạo nên. Ngày 23 tháng 4, Quân Giải phóng Nhân dân chiếm đóng Nam Kinh, tuyên bố nền thống trị phản động 22 năm của Quốc dân đảng đã bị diệt vong. Từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5, Quân Dã chiến 3 lại bao vây tiêu diệt 5 quân đoàn chạy trốn từ Nam Kinh, Trấn Giang (tỉnh lỵ tỉnh Giang Tô lúc bấy giờ) của địch tại khu vực huyện Lang Khê và huyện Quảng Đức, và chiếm đóng tỉnh lỵ tỉnh Chiết Giang Hàng Châu vào ngày 3 tháng 5. Trong khi đó, Tập đoàn quân miền Tây do Quân Dã chiến 2 cấu thành tiến nhanh về phía Nam sau khi vượt qua sông Trường Giang, lần lượt giải phóng Cửu Giang và Nam Xương, chặt đứt đường giao thông giữa hai tỉnh Chiết Giang và Giang Tây, cắt đứt mối liên hệ giữa hai Tập đoàn quân Thang Ân Bá và Bạch Sùng Hi. Ngày 17 tháng 5 giải phóng ba khu Vũ Xương, Hán Dương và Hán Khẩu của Vũ Hán. Ngày 27 tháng 5, chiếm đóng hoàn toàn Thượng Hải. Ngày 2 tháng 6, giải phóng đảo Sùng Minh, từ đó chiến dịch vượt sông Trường Giang tuyên bố kết thúc thắng lợi.  

Chiến dịch vượt sông Trường Giang kéo dài 42 ngày, Quân Giải phóng Nhân dân đã tiêu diệt hơn 430 nghìn quân Quốc dân đảng bằng cái giá thương vong của hơn 60 nghìn người, giải phóng các thành phố lớn như Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, v.v. và giải phóng hoàn toàn hai tỉnh Giang Tô, An Huy và một số khu vực của tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc và Phúc Kiến, tạo điều kiện quan trọng cho việc giải phóng hoàn toàn khu vực Hoa Đông và tiến quân về khu vực Hoa Nam, Tây Nam. 

渡江战役

在辽沈、淮海、平津三大战役的沉重打击下,国民党政治、经济、军事陷入了总崩溃。蒋介石为了赢得时间,伺机卷土重来,企图依托长江天险阻止人民解放军渡江南进。

为了早日结束战争,实现真正的和平,毛泽东提出了与国民党政府进行和平谈判的八项条件,人民解放军为此多次推迟渡江南进的时间。当南京国民党政府拒绝在国共双方已达成的《国内和平协定》上签字后,中国人民革命军事委员会主席毛泽东、中国人民解放军总司令朱德于1949年4月21日发布了向全国进军的命令。

4月20日晚至21日晚,中国人民解放军第二、第三野战军,发起了中国历史上规模空前的渡江战役。在西起湖口东至江阴的千里战线上,人民解放军以排山倒海之势,一举突破了国民党陆、海、空组成的长江防线。4月23日,人民解放军占领南京,宣告了国民党22年反动统治的灭亡。4月27日至5月6日,第三野战军又在郎溪、广德地区围歼南京、镇江逃敌五个军,并于5月3日占领浙江省会杭州。与此同时,由第二野战军组成的西集团军渡江后向南疾进,先后解放了九江、南昌,斩断了浙赣路,隔断了汤恩伯与白崇禧两集团军的联系。5月17日解放了武汉三镇。5月27日,完全攻占了上海。6月2日,解放了崇明岛,至此,渡江战役宣告胜利结束。

历时42天的渡江战役,人民解放军以伤亡6万余人的代价,歼灭国民党军43万余人,解放了南京、上海、武汉等大城市以及江苏、安徽两省全境和浙江、江西、湖北、福建等部分地区,为之后解放华东全境和向华南、西南地区进军创造了重要条件。