Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân

Xây dựng chế độ chính trị như thế nào tại Trung Quốc là một vấn đề mang tính lịch sử mà nhân dân Trung Quốc gặp phải sau thời cận đại. Để giải quyết vấn đề mang tính lịch sử này, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành tìm tòi một cách gian khổ. Sau chiến tranh Nha Phiến năm 1840, Trung Quốc từng bước trở thành xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Để cứu vớt dân tộc thoát khỏi nguy cơ diệt vong và thực hiện chấn hưng dân tộc, nhân dân Trung Quốc và vô số chí sĩ yêu nước tìm kiếm một cách kiên trì không mệt mỏi mô hình chế độ chính trị phù hợp với tình hình đất nước. Trước cách mạng Tân Hợi, phong trào Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Dương Vụ, biến pháp Mậu Tuất, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn và cải cách Canh Tử, v.v. đều đã bị thất bại. Sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc từng thực hiện các hình thức chế độ như chế độ quân chủ lập hiến, khôi phục đế chế, chế độ đại nghị, chế độ đa đảng và chế độ tổng thống, v.v. các thế lực chính trị và người đại diện của chúng lần lượt ra mắt sân khấu chính trị, nhưng đều không thể đi đến câu trả lời đúng đắn. Sự thật đã chứng minh rằng, phong trào Dương Vụ không đụng chạm đến nền móng xã hội cũ, chủ nghĩa cải lương với các tên gọi và mục đích khác nhau, chiến tranh nông dân loại hình phong kiến, cách mạng chủ nghĩa dân chủ do phe cách mạng trong giai cấp tư sản lãnh đạo và rập khuôn mô hình chế độ chính trị phương Tây, v.v. đều không thể hoàn thành nhiệm vụ lịch sử cứu vớt dân tộc Trung Hoa thoát khỏi nguy cơ diệt vong cũng như chống đế quốc và chống phong kiến, đều không thể làm ổn định cục diện chính trị và xã hội Trung Quốc, cũng đều chưa thể cung cấp sự bảo đảm về chế độ cho việc Trung Quốc thực hiện đất nước giàu mạnh và nhân dân hạnh phúc.  

Kể từ khi được thành lập thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lấy việc thực hiện nhân dân Trung Quốc làm chủ và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa làm nhiệm vụ của mình, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng cực kỳ gian khổ, cuối cùng đã lật đổ ba ngọn núi lớn là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa quan liêu, thành lập nước Trung Quốc mới nhân dân làm chủ, từ đó, đông đảo người dân Trung Quốc đã trở thành người chủ của đất nước và xã hội. Dân chủ nhân dân là ngọn cờ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn giương cao. Tôn trọng vai trò chủ thể của nhân dân và đảm bảo nhân dân làm chủ là chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9 năm 1949, Cương lĩnh chung Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc có vai trò Hiến pháp lâm thời đã trang nghiêm tuyên bố nước Trung Quốc mới thực hiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân. Tháng 9 năm 1954, Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá I thông qua quy định rõ ràng: Tất cả mọi quyền lực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thuộc về nhân dân. Cơ quan để nhân dân sử dụng quyền lực là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội đại biểu nhân dân địa phương các cấp. Từ đó đã xây dựng nên chế độ chính trị căn bản của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa — chế độ Đại hội đại biểu nhân dân. 

Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là sự sắp xếp chế độ chính trị căn bản thống nhất hữu cơ kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật. Chế độ tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân thống nhất sử dụng quyền lực nhà nước, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Đại hội đại biểu nhân dân địa phương các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Nhân dân thông qua Đại hội đại biểu nhân dân để sử dụng quyền lực nhà nước; Đại hội đại biểu nhân dân các cấp do bầu cử dân chủ bầu ra, chịu trách nhiệm với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; cơ quan hành chính, cơ quan thẩm phán, cơ quan kiểm sát các cấp của nhà nước đều do Đại hội đại biểu nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm với Đại hội đại biểu nhân dân và chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân; cơ quan hành chính nhà nước vừa phân công hợp lý lại phối hợp nhịp nhàng với nhau trong việc thực hiện quyền quyết sách, quyền chấp hành và quyền giám sát; dưới sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, phát huy đầy đủ tính chủ động và tính tích cực của địa phương, đảm bảo Nhà nước tổ chức và thúc đẩy các sự nghiệp một cách thống nhất và hiệu quả.

Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, cũng là chế độ chính trị căn bản nâng đỡ hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước của Trung Quốc. Thực hiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân tại Trung Quốc là sự sáng tạo vĩ đại của nhân dân Trung Quốc cho chế độ chính trị của nhân loại, là kết luận cơ bản có được từ việc đúc kết sâu sắc những bài học đau đớn từ đời sống chính trị của Trung Quốc sau thời cận đại, là kết quả lịch sử của sự biến đổi mãnh liệt và phát triển mạnh mẽ trong hơn 100 năm nay của xã hội Trung Quốc, là sự lựa chọn tất yếu của nhân dân Trung Quốc để vươn mình làm chủ và nắm bắt vận mệnh của mình. Hơn 60 năm nay, chế độ Đại hội đại biểu nhân dân không ngừng được củng cố và phát triển, thể hiện sức sống mạnh mẽ. Thực tiễn đã chứng minh đầy đủ rằng, chế độ chính trị kiểu mới này là một chế độ tốt phù hợp với tình hình đất nước và thực tế của Trung Quốc, thể hiện tính chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nhân dân làm chủ và bảo đảm thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.  

人民代表大会制度

在中国建立什么样的政治制度,是近代以后中国人民面临的一个历史性课题。为解决这一历史性课题,中国人民进行了艰辛探索。1840年鸦片战争后,中国逐步成为半殖民地半封建社会。为了挽救民族危亡、实现民族振兴,中国人民和无数仁人志士孜孜不倦寻找着适合国情的政治制度模式。辛亥革命之前,太平天国运动、洋务运动、戊戌变法、义和团运动、清末新政等都未能取得成功。辛亥革命之后,中国尝试过君主立宪制、帝制复辟、议会制、多党制、总统制等各种形式,各种政治势力及其代表人物纷纷登场,都没能找到正确答案。事实证明,不触动旧的社会根基的自强运动,各种名目的改良主义,旧式农民战争,资产阶级革命派领导的民主主义革命,照搬西方政治制度模式的各种方案,都不能完成中华民族救亡图存和反帝反封建的历史任务,都不能让中国的政局和社会稳定下来,也都谈不上为中国实现国家富强、人民幸福提供制度保障。

中国共产党自成立之日起,就以实现中国人民当家作主和中华民族伟大复兴为己任,进行艰苦卓绝的革命斗争,终于彻底推翻了帝国主义、封建主义、官僚资本主义三座大山,建立了人民当家作主的新中国,亿万中国人民从此成为国家和社会的主人。人民民主是中国共产党始终高举的旗帜。尊重人民主体地位,保证人民当家作主,是中国共产党的一贯主张。1949年9月,具有临时宪法地位的《中国人民政治协商会议共同纲领》庄严宣告,新中国实行人民代表大会制度。1954年9月,第一届全国人民代表大会通过的《中华人民共和国宪法》明确规定:中华人民共和国的一切权力属于人民。人民行使权力的机关是全国人民代表大会和地方各级人民代表大会。从此建立起中华人民共和国的根本政治制度——人民代表大会制度。

人民代表大会制度是坚持中国共产党的领导、人民当家作主、依法治国有机统一的根本政治制度安排。民主集中制是中国国家组织形式和活动方式的基本原则。在中国,人民代表大会统一行使国家权力,全国人民代表大会是最高国家权力机关,地方各级人民代表大会是地方国家权力机关。人民通过人民代表大会行使国家权力;各级人民代表大会都由民主选举产生,对人民负责、受人民监督;各级国家行政机关、审判机关、检察机关都由人民代表大会产生,对人大负责、受人大监督;国家机关实行决策权、执行权、监督权既有合理分工又有相互协调;在中央统一领导下,充分发挥地方主动性和积极性,保证国家统一高效组织推进各项事业。

人民代表大会制度是中国特色社会主义制度的重要组成部分,也是支撑中国国家治理体系和治理能力的根本政治制度。在中国实行人民代表大会制度,是中国人民在人类政治制度史上的伟大创造,是深刻总结近代以后中国政治生活惨痛教训得出的基本结论,是中国社会100多年激越变革、激荡发展的历史结果,是中国人民翻身作主、掌握自己命运的必然选择。60多年来,人民代表大会制度不断得到巩固和发展,展现出蓬勃生机活力。实践充分证明,这一新型政治制度是符合中国国情和实际、体现社会主义国家性质、保证人民当家作主、保障实现中华民族伟大复兴的好制度。