Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo
Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng cao độ hợp tác đa đảng và coi mặt trận thống nhất là thế mạnh chính trị và phương châm chiến lược đoàn kết lòng người, hội tụ sức mạnh. Nhân dịp nhân dân Trung Quốc giành thắng lợi mang tính lịch sử trong việc giành lấy độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc kịp thời chuyển chính sách mặt trận thống nhất và truyền thống tốt đẹp hợp tác hiệp thương với các đảng phái dân chủ, các nhân sĩ dân chủ vô đảng phái trong thời kỳ chiến tranh thành chế độ chính trị cơ bản của nước Trung Quốc mới, để đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết được, huy động mọi nhân tố tích cực, nỗ lực biến nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chung và mục tiêu tổng thể trong công cuộc xây dựng đất nước.
Từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 9 năm 1949, Hội nghị toàn thể Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc khoá I diễn ra tại Bắc Kinh. Trước tình hình lúc đó chưa đủ điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc với hình thức tổng tuyển cử, Hội nghị toàn thể Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc khoá I thay Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện quyền hạn, đã thông qua Cương lĩnh chung Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc mang tính chất Hiến pháp lâm thời, Luật Tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc và Luật Tổ chức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đưa ra 4 nghị quyết quan trọng về thủ đô, quốc kỳ, quốc ca và kỷ niên của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bầu cử Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc và Uỷ ban Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tuyên bố sự thành lập của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Hội nghị lần này đánh dấu sự hình thành đầy đủ về mặt tổ chức của Mặt trận Yêu nước Thống nhất và đại đoàn kết giữa nhân dân cả nước, đánh dấu sự xác lập chính thức chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo tức là: Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng cầm quyền duy nhất tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, dưới tiền đề chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 8 đảng phái dân chủ có vai trò là đảng tham chính, hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham dự cầm quyền. Chế độ hiệp thương chính trị là chế độ các đảng phái dân chủ, đoàn thể nhân dân, đại biểu các dân tộc thiểu số và các giới trong xã hội triển khai hiệp thương trước khi đưa ra quyết sách về các phương châm chính sách lớn của Nhà nước và các vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội cũng như triển khai hiệp thương về các vấn đề quan trọng trong quá trình chấp hành quyết sách dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc là tổ chức mặt trận yêu nước thống nhất của nhân dân Trung Quốc, là cơ quan hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, là hình thức thực hiện quan trọng của dân chủ nhân dân, là kênh quan trọng và cơ quan hiệp thương chuyên môn của dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản trị nhà nước, là sự sắp xếp chế độ mang đặc sắc Trung Quốc. Hơn 70 năm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xoay quanh hai chủ đề lớn đoàn kết và dân chủ, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân quán triệt phương châm Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng phái dân chủ cùng tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, đối xử chân thành với nhau và vinh nhục có nhau, phát huy chức năng hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ, tham chính và bàn về chính sự, tổ chức hiệu quả các đảng phái, các đoàn thể, các dân tộc, các tầng lớp và nhân sĩ các giới cùng bàn bạc việc nước, nỗ lực tìm kiếm ước số chung lớn nhất, vẽ ra hình tròn đồng tâm lớn nhất, hội tụ sức mạnh hào hùng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
Là một chế độ chính trị cơ bản của Trung Quốc, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo là thành quả vĩ đại của việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kết hợp lý luận mặt trận thống nhất, lý luận chính đảng và lý luận chính trị dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin với tình hình thực tế của Trung Quốc, là sự sáng tạo vĩ đại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo các đảng phái dân chủ, nhân sĩ vô đảng phái, đoàn thể nhân dân và nhân sĩ các dân tộc và các giới thực hiện về mặt chế độ chính trị, là chế độ chính đảng kiểu mới được ra đời và trưởng thành trong môi trường xã hội Trung Quốc. Thực tiễn đã chứng minh đầy đủ rằng, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo không những phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc đương đại, mà còn phù hợp với những văn hoá truyền thống ưu tú như thiên hạ vi công (thiên hạ là của chung), tiếp thu mọi cái và cầu đồng tồn dị, v.v. mà dân tộc Trung Hoa luôn khởi xướng, là sự đóng góp to lớn cho nền văn minh chính trị của nhân loại.
中国共产党领导的多党合作和政治协商制度
中国共产党历来高度重视多党合作,并把统一战线作为凝聚人心、汇聚力量的政治优势和战略方针。在中国人民争取民族独立和人民解放取得历史性胜利之际,中国共产党把统一战线政策和战争年代同各民主党派、无党派民主人士合作协商的优良传统,及时转变为新中国的基本政治制度,以团结一切可以团结的力量,调动一切积极因素,努力化消极因素为积极因素,为实现国家建设的总任务、总目标服务。
1949年9月21日至30日,中国人民政治协商会议第一届全体会议召开。在当时还不具备召开普选的全国人民代表大会的条件下,中国人民政治协商会议第一届全体会议代行全国人民代表大会职权,通过了具有临时宪法性质的《中国人民政治协商会议共同纲领》,通过了《中国人民政治协商会议组织法》《中华人民共和国中央人民政府组织法》,作出关于中华人民共和国国都、国旗、国歌、纪年4个重要决议,选举中国人民政治协商会议全国委员会和中华人民共和国中央人民政府委员会,宣告中华人民共和国的成立。这次会议标志着爱国统一战线和全国人民大团结在组织上完全形成,标志着中国共产党领导的多党合作和政治协商制度正式确立。
中国共产党领导的多党合作制就是:中国共产党是中华人民共和国的唯一执政党,8个民主党派在接受中国共产党领导的前提下,具有参政党的地位,与中共合作,参与执政。政治协商制度是在中国共产党的领导下,各民主党派、各人民团体、各少数民族和社会各界的代表,对国家的大政方针以及政治、经济、文化和社会生活中的重要问题在决策之前举行协商和就决策执行过程中的重要问题进行协商的制度。
中国人民政治协商会议是中国人民爱国统一战线的组织,是中国共产党领导的多党合作和政治协商的机构,是人民民主的重要实现形式,是社会主义协商民主的重要渠道和专门协商机构,是国家治理体系的重要组成部分,是具有中国特色的制度安排。70多年来,在中国共产党的领导下,人民政协围绕团结和民主两大主题,贯彻中国共产党与各民主党派长期共存、互相监督、肝胆相照、荣辱与共的方针,发挥政治协商、民主监督、参政议政的职能,有效组织各党派、各团体、各民族、各阶层、各界人士共商国是,努力寻求最大公约数、画出最大同心圆,汇聚起实现中华民族伟大复兴的磅礴力量。
中国共产党领导的多党合作和政治协商制度作为中国一项基本政治制度,是中国共产党把马克思列宁主义统一战线理论、政党理论、民主政治理论同中国实际相结合的伟大成果,是中国共产党领导各民主党派、无党派人士、人民团体和各族各界人士在政治制度上进行的伟大创造,是从中国土壤中生长出来的新型政党制度。实践充分证明,中国共产党领导的多党合作和政治协商制度不仅符合当代中国实际,而且符合中华民族一贯倡导的天下为公、兼容并蓄、求同存异等优秀传统文化,是对人类政治文明的重大贡献。