Giải phóng hoà bình Tây Tạng

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Giải phóng hoà bình Tây Tạng

Tây Tạng là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Cuối năm 1949, sau khi giải phóng miền Tây Nam, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị tiến quân về Tây Tạng. Xét về tình hình cụ thể của khu vực Tây Tạng, Chính phủ Nhân dân Trung ương nhiều lần thông báo chính quyền địa phương Tây Tạng cũ cử đại biểu đến Bắc Kinh để bàn bạc việc giải phóng hoà bình Tây Tạng. Nhưng do sự phá rối của những phần tử phản động trong tầng lớp trên của Tây Tạng và của các thế lực chủ nghĩa đế quốc, chính quyền địa phương Tây Tạng cũ rề rà không cử đại biểu, và bố trí bộ đội chủ lực của quân đội Tây Tạng tại khu vực Xương Đô (Qamdo). 

Tháng 10 năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân phát động chiến dịch Xương Đô, giải phóng Xương Đô, làm thông suốt con đường trọng yếu tiến vào Tây Tạng, tập đoàn thống trị tầng lớp trên của Tây Tạng bị phân hoá nhanh chóng, giải phóng hoà bình Tây Tạng là xu thế chung. 

Tháng 4 năm 1951, chính quyền địa phương Tây Tạng cũ bổ nhiệm A Bái A Vượng Tấn Mỹ (Ngapoi Ngawang Jigme) làm trưởng đoàn, đến Bắc Kinh tiến hành đàm phán với đoàn đại biểu Chính phủ Nhân dân Trung ương do Lý Duy Hán làm trưởng đoàn. Đồng thời, Ban thiền cùng toàn thể quan chức của Sở Kham bố Ban thiền (cơ quan quyết sách của Ban thiền) cũng đến Bắc Kinh, bày tỏ nguyện vọng và yêu cầu về hoà bình của họ. Đại biểu hai bên hội đàm thân mật, trao đổi ý kiến, hiệp thương bình đẳng, nhanh chóng đi đến thỏa thuận về nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc, chính thức ký kết Thoả thuận giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và chính quyền Tây Tạng về các biện pháp giải quyết hoà bình Tây Tạng vào ngày 23 tháng 5. Ngày 24 tháng 5, tại Hoài Nhân Đường Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông tiếp đoàn đại biểu Tây Tạng đến tham gia đàm phán hoà bình và tổ chức yến tiệc long trọng, chúc mừng cuộc đàm phán hoà bình thành công.

Việc Tây Tạng được giải phóng hoà bình đánh dấu sự thống nhất của Trung Quốc đại lục, nhân dân Tây Tạng đã thoát khỏi sự xâm lược và chia rẽ của chủ nghĩa đế quốc, từ đó đi lên con đường tươi sáng đoàn kết, tiến bộ và phát triển. Việc Tây Tạng được giải phóng hoà bình có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Tây Tạng nói riêng và trong lịch sử quan hệ dân tộc Trung Quốc nói chung. 

西藏和平解放

西藏是中国领土不可分割的一部分。1949年末,中国人民解放军在解放西南地区之后,开始准备向西藏进军。考虑到西藏地区的具体情况,中央人民政府多次通知原西藏地方政府派代表来北京商谈关于和平解放西藏的事宜。因西藏上层反动分子和帝国主义势力的阻挠,原西藏地方政府迟迟不派出代表,并在昌都地区部署藏军主力。

1950年10月,人民解放军发动昌都战役,解放昌都,打开了进藏的咽喉要道,西藏的上层统治集团迅速分化,和平解放西藏为大势所趋。

1951年4月,原西藏地方政府任命阿沛·阿旺晋美为首席代表,到北京与李维汉为首席代表的中央人民政府代表团进行谈判。同时,班禅及其堪布厅的全体官员也到达北京,表达其和平的愿望与要求。双方代表亲切会谈,交换意见,平等协商,很快就许多原则问题达成协议,于5月23日正式签订了《中央人民政府和西藏政府关于和平解放西藏办法的协议》。5月24日,毛泽东在中南海怀仁堂接见参加和平谈判的西藏代表团并举行盛大宴会,祝贺和谈成功。

西藏的和平解放,标志着中国大陆获得统一,西藏人民摆脱了帝国主义的侵略和分裂,从此走上了团结、进步、发展的光明大道。西藏的和平解放,在西藏民族历史上和中国民族关系史上具有重大意义。