Đường lối chung trong thời kỳ quá độ

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Đường lối chung trong thời kỳ quá độ

Thực hiện chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc là mục tiêu phấn đấu đã được xác định ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng trong điều kiện lịch sử nửa thuộc địa nửa phong kiến, thực hiện chủ nghĩa xã hội cần phải chia làm hai bước đi: Trước hết, giành thắng lợi cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới chống đế quốc và chống phong kiến, rồi mới có thể chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Trung Quốc. Khi thành lập nước Trung Quốc mới, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, trước hết phải trải qua một thời kỳ xây dựng chủ nghĩa dân chủ mới, rồi mới thực hiện quốc hữu hoá công thương nghiệp chủ nghĩa tư bản và tập thể hoá nông nghiệp cá thể. Quá trình đó ít nhất phải mất 10 đến 15 năm, rồi dựa vào tình hình thực tế để quyết định bước đi tiếp theo.  

Năm 1952, cải cách ruộng đất cơ bản hoàn thành, kinh tế quốc dân phục hồi nhanh chóng, hai bên tham gia cuộc đàm phán đình chiến về chiến tranh Triều Tiên đạt được thoả thuận về các vấn đề chủ yếu, chiến tranh viện trợ Triều Tiên chống Mỹ có hy vọng được kết thúc trong tương lai không xa. Trong khi đó, trong đời sống xã hội Trung Quốc cũng đã xuất hiện và tích luỹ một số mâu thuẫn mới. Trước tình hình như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, việc giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, từng bước bắt đầu tiến hành các bước đi cải tạo xã hội chủ nghĩa tại thành thị và nông thôn đã trở nên cần thiết và lại có khả năng thực hiện được, do vậy đã đề xuất vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

Tháng 6 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức thảo luận và hoạch định đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ quá độ: Từ thời điểm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đến cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đây là một thời kỳ quá độ. Đường lối chung và nhiệm vụ chung của Đảng trong thời kỳ quá độ này là phải từng bước thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của đất nước và từng bước thực hiện cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa của đất nước đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp chủ nghĩa tư bản trong một thời kỳ khá dài. Đó là một đường lối tiến hành cùng lúc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tháng 9 năm 1954, Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá I đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, với hình thức luật pháp căn bản, xác định đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ quá độ là nhiệm vụ chung của đất nước trong thời kỳ quá độ. 

Trong đường lối chung trong thời kỳ quá độ, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của đất nước là chủ thể, là yêu cầu khách quan và điều kiện tất yếu về sự độc lập, giàu mạnh của đất nước; cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là hai cánh. Đường lối chung trong thời kỳ quá độ là quyết sách quan trọng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trên cơ sở những biến đổi mới của nền chính trị và nền kinh tế sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, phù hợp với thực tế và quy luật phát triển của Trung Quốc lúc đó, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân cả nước, trở thành cương lĩnh mới đoàn kết và động viên nhân dân cả nước cùng phấn đấu để xây dựng một nước Trung Quốc mới xã hội chủ nghĩa vĩ đại.  

过渡时期总路线

在中国实现社会主义,是中国共产党自创立时就确定的奋斗目标。但在半殖民地半封建社会的历史条件下,实现社会主义必须分两步走:首先取得反帝反封建的新民主主义革命胜利,然后才能转入社会主义革命。这是中国革命发展的必由之路。在新中国建立之时,中共中央认为,先经过一段新民主主义建设时期,再实行资本主义工商业的国有化和个体农业的集体化。这至少要10年到15年,然后视情况而定。

1952年,土地改革基本完成,国民经济迅速恢复,朝鲜停战谈判双方在主要问题上达成协议,抗美援朝战争可望不久结束。同时,中国社会生活中也出现和积累了一些新的矛盾。在这种情况下,中国共产党认为,解决工人阶级与资产阶级的矛盾,在农村和城市开始逐步进行社会主义改造的步骤已经成为必要并有现实可能,于是提出向社会主义过渡的问题。

1953年6月,中共中央政治局正式讨论和制定了中国共产党在过渡时期总路线:从中华人民共和国成立,到社会主义改造基本完成,这是一个过渡时期。党在这个过渡时期的总路线和总任务,是要在一个相当长的时期内,逐步实现国家的社会主义工业化,并逐步实现国家对农业、对手工业和对资本主义工商业的社会主义改造。这是一条社会主义建设与改造同时并举的路线。1954年9月,第一届全国人民代表大会第一次会议通过了《中华人民共和国宪法》,以根本大法的形式,把中国共产党在过渡时期的总路线作为国家在过渡时期的总任务确定下来。

在过渡时期的总路线中,实现国家的社会主义工业化是主体,是国家独立富强的客观要求和必要条件;对农业、手工业的社会主义改造,对资本主义工商业的社会主义改造,分别为两翼。过渡时期总路线是中国共产党在新中国成立后政治、经济新变化的基础上作出的重大决策,符合当时中国的发展实际和规律,得到全国人民的广泛拥护,成为团结和动员全国人民共同为建设一个伟大的社会主义新中国而奋斗的新的纲领。