Ba cuộc cải tạo lớn
Ba cuộc cải tạo lớn là chỉ cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp cá thể, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo sau khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tháng 6 năm 1953, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đề xuất đường lối chung trong thời kỳ quá độ mà lấy “Một hoá ba cải tạo” (“Một hoá” tức là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. “Ba cải tạo” tức là cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa) làm nội dung chính, mở màn cho ba cuộc cải tạo lớn.
Cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp còn được gọi là phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Bắt đầu từ tháng 12 năm 1951, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành một loạt nghị quyết, đã quy định đường lối, phương châm và chính sách cho cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp. Đến cuối năm 1956, sau khi trải qua ba giai đoạn tổ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sơ cấp và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cao cấp, cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành, 96,3% hộ nông dân trong cả nước đã gia nhập hợp tác xã. Cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp bắt đầu từ tháng 11 năm 1953 và kết thúc vào cuối năm 1956, hơn 90% người trong ngành thủ công trong cả nước đã gia nhập hợp tác xã. Từ năm 1954 đến cuối năm 1956, tiến hành toàn diện cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng chính sách “Thu lại bằng giải pháp hoà bình”, thông qua hình thức chủ nghĩa tư bản quốc gia, từng bước cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa thành doanh nghiệp chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, và kết hợp việc cải tạo chế độ sở hữu với việc cải tạo con người, nỗ lực làm cho những kẻ bóc lột trở thành người lao động sống bằng sức mình.
Cuối năm 1956, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành ba cuộc cải tạo lớn. Mặc dù ba cuộc cải tạo lớn ở giai đoạn sau có một số hạn chế như yêu cầu quá nóng vội, làm việc quá cẩu thả, thay đổi quá nhanh chóng và hình thức quá đơn giản, v.v. và đã để lại một số vấn đề, nhưng xét về toàn cục của sự phát triển kinh tế – xã hội Trung Quốc và tình hình quốc tế mà Trung Quốc phải đối mặt trong thập kỷ 50 thế kỷ XX, thì việc lựa chọn chủ nghĩa xã hội vào thời đó là điều không thể tránh khỏi, và cũng là điều hoàn toàn đúng đắn.
Cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp cá thể, thủ công nghiệp và chế độ tư hữu tư liệu sản xuất trong công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, về mặt lý luận và thực tiễn, đã làm phong phú và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, thúc đẩy mạnh mẽ sự biến đổi xã hội của công nghiệp, nông nghiệp, công thương nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc hoàn thành ba cuộc cải tạo lớn, Trung Quốc đã xây dựng nên chế độ cơ bản chủ nghĩa xã hội, do đó mà làm cho Trung Quốc từ xã hội chủ nghĩa dân chủ mới bước vào xã hội xã hội chủ nghĩa.
三大改造
三大改造是指中华人民共和国成立后,由中国共产党领导的对个体农业、手工业和资本主义工商业进行的社会主义改造。1953年6月,中共中央正式提出以“一化三改”(“一化”即社会主义工业化。“三改”即对农业、手工业、资本主义工商业的社会主义改造)为主要内容的过渡时期总路线,拉开三大改造的序幕。
农业的社会主义改造又称农业合作化运动。从1951年12月开始,中共中央颁发了一系列的决议,规定了中国农业社会主义改造的路线、方针和政策。到1956年年底,农业社会主义改造在经历了互助组、初级社、高级社三阶段后基本完成,全国加入合作社的农户达96.3%。手工业的社会主义改造从1953年11月开始至1956年年底结束,全国90%以上的手工业者加入了合作社。1954年至1956年年底,全面进行资本主义工商业的社会主义改造。中国共产党对之采取了“和平赎买”的政策,通过国家资本主义形式,逐步将其改造成社会主义公有制企业,而且将所有制改造与人的改造相结合,努力使剥削者成为自食其力的劳动者。
1956年年底,中国基本上完成了三大改造。虽然三大改造在后期出现了要求过急、工作过粗、改变过快、形式简单划一等缺点,遗留了一些问题,但就20世纪50年代中国经济社会发展的全局以及中国所面临的国际局势而论,当时对社会主义的选择是不可避免的,也是完全正确的。
对个体农业、手工业和资本主义工商业生产资料私有制的社会主义改造,在理论上和实践上丰富和发展了马克思列宁主义的科学社会主义理论,极大地促进了工业、农业、商业的社会变革和整个国民经济的发展。随着三大改造的完成,中国建立了社会主义的基本制度,从而使中国从新民主主义社会跨入了社会主义社会。