Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân từ năm 1953 đến năm 1957 của Trung Quốc. Mùa xuân năm 1951, Uỷ ban Tài chính Kinh tế Trung ương bắt đầu xây dựng thử kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời gian kéo dài 4 năm và chỉnh sửa bản thảo tới 5 lần. Tháng 7 năm 1955, Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá I chính thức xem xét và thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Phương châm chỉ đạo trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” là: Tập trung sức mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp nặng, xây dựng nền tảng sơ bộ cho công nghiệp hoá đất nước và hiện đại hoá quốc phòng; phát triển tương ứng ngành giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và thương nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài tương ứng; từng bước thúc đẩy hợp tác hoá nông nghiệp và thủ công nghiệp; tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa; đảm bảo tỷ trọng của thành phần xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế quốc dân được tăng trưởng ổn định, đồng thời phát huy đúng đắn vai trò của nông nghiệp cá thể, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa; đảm bảo từng bước nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân trên cơ sở phát triển sản xuất.
Nhiệm vụ cơ bản trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” là: Trong 5 năm sẽ xây dựng một loạt các ngành công nghiệp mới nổi có quy mô lớn và công nghệ tiên tiến, đồng thời sẽ mở rộng và cải tạo những ngành công nghiệp vốn có bằng công nghệ tiên tiến hiện đại; phải tận dụng một cách hợp lý và cải tạo, xây dựng lại những cơ sở công nghiệp ở miền Đông Bắc, Thượng Hải và các thành phố ven biển khác, đồng thời sẽ bắt đầu xây dựng một loạt cơ sở công nghiệp mới tại nội địa.
Trải qua 5 năm phấn đấu gian khổ của toàn Đảng và nhân dân cả nước, đến cuối năm 1957, các chỉ tiêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã được hoàn thành vượt mức lớn, hình thành làn sóng công nghiệp hoá có quy mô thu hút lớn nhất, hiệu quả tốt nhất và tác dụng lớn nhất tại Trung Quốc kể từ thời cận đại. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của công nghiệp Trung Quốc đã tiến một bước lớn về phía trước, giành được những thành tựu to lớn, đặt nền móng cho công nghiệp hoá sau này, đặc biệt là đặt nền móng cho nguồn nhân lực và nguồn lực công nghệ.
第一个五年计划
第一个五年计划,是中国从1953年到1957年发展国民经济的计划。1951年春,中央财经委员会着手试编第一个五年计划,历时4年,五易其稿。1955年7月,一届全国人大二次会议正式审议并通过。
“一五”计划的指导方针是:集中主要力量发展重工业,建立国家工业化和国防现代化的初步基础;相应地发展交通运输业、轻工业、农业和商业;相应地培养建设人才;有步骤地促进农业、手工业的合作化;继续进行对资本主义工商业的改造;保证国民经济中社会主义成分的比重稳步增长,同时正确地发挥个体农业、手工业和资本主义工商业的作用;保证在发展生产的基础上逐步提高人民物质生活和文化生活水平。
“一五”计划的基本任务是:五年中将新建一批规模巨大、技术先进的新兴工业部门,同时要用现代先进技术扩大和改造原有的工业部门;要合理利用和改建东北、上海和其他沿海地区城市已有的工业基础,同时要开始在内地建设一批新的工业基地。
经过全党和全国人民五年的艰苦奋斗,到1957年年底,第一个五年计划的各项指标大幅度地超额完成,形成中国近代以来引进规模最大、效果最好、作用最大的工业化浪潮。中国的工业生产能力和技术水平前进了一大步,取得了令人瞩目的成就,为后来的工业化奠定了基础,特别是人力资源和技术资源的基础。