Năm nguyên tắc chung sống hoà bình
Thập kỷ 50 thế kỷ XX, trong phong trào phi thực dân hoá dấy lên sau Đại chiến thế giới lần thứ II, sự nghiệp độc lập và giải phóng dân tộc tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ, các nước mới được thành lập khát khao xây dựng quan hệ quốc tế bình đẳng. Trung Quốc, Ấn Độ và Mi-an-ma thuận theo trào lưu lịch sử này, đã cùng khởi xướng năm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình.
Tháng 12 năm 1953, trong cuộc đàm phán giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Ấn Độ, thay mặt Chính phủ Trung Quốc, Chu Ân Lai lần đầu tiên đề xuất năm nguyên tắc chung sống hoà bình, nhận được sự tán thành của phía Ấn Độ. Tháng 4 năm 1954, năm nguyên tắc chung sống hoà bình được chính thức đưa vào phần lời tựa của Hiệp định về thông thương và giao thông giữa khu vực Tây Tạng Trung Quốc và Ấn Độ mà hai bên đã đạt được. Do đó, năm nguyên tắc chung sống hoà bình trở thành chuẩn mực cơ bản của nước Trung Quốc mới để bước lên vũ đài quốc tế và xử lý mối quan hệ với các nước.
Tháng 6 năm 1954, Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc và Mi-an-ma lần lượt ra bản tuyên bố chung, xác nhận năm nguyên tắc này sẽ được sử dụng trong mối quan hệ với nhau và mối quan hệ giữa nước mình với các nước châu Á cũng như các nước khác trên thế giới. Đây là một sáng kiến quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế, đã có những đóng góp mang tính lịch sử vào việc thúc đẩy xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới công bằng, chính nghĩa và hợp lý. Kể từ đó, năm nguyên tắc chung sống hoà bình không những bắt rễ, nảy mầm và đi sâu vào lòng người tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mi-an-ma, mà còn đi ra châu Á, đi ra thế giới.
Năm nguyên tắc chung sống hoà bình đã thể hiện tập trung giá trị quan chủ quyền, chính nghĩa, dân chủ và pháp trị, trở thành chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tinh tuý của năm nguyên tắc chung sống hoà bình tức là tất cả các nước nhất loạt bình đẳng về chủ quyền, phản đối bất kỳ quốc gia nào lũng đoạn công việc quốc tế. Những nguyên tắc này đã cung cấp vũ khí tư tưởng mạnh mẽ cho đông đảo các nước đang phát triển để bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia, mở ra con đường mới mẻ cho việc giải quyết hoà bình những vấn đề lịch sử để lại giữa các nước và tranh chấp quốc tế, phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xây dựng trật tự kinh tế chính trị quốc tế càng công bằng, chính nghĩa và hợp lý hơn.
Trung Quốc là nước tích cực khởi xướng và kiên định thực hiện năm nguyên tắc chung sống hoà bình. Năm nguyên tắc chung sống hoà bình đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc, là nền tảng của chính sách ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên định vững vàng đi theo con đường phát triển hoà bình, kiên định vững vàng phát triển sự hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình, cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy xây dựng một thế giới hài hoà, hoà bình lâu dài và cùng chung phồn vinh.
和平共处五项原则
20世纪50年代,在第二次世界大战结束后兴起的非殖民化运动中,亚非拉民族独立解放事业蓬勃发展,新生的国家渴望建立平等的国际关系。中国、印度、缅甸顺应这一历史潮流,共同倡导了互相尊重主权和领土完整、互不侵犯、互不干涉内政、平等互利、和平共处五项原则。
1953年12月,在中国政府和印度政府的谈判中,周恩来代表中国政府首次提出和平共处五项原则,得到印度方面的赞同。1954年4月,这五项原则正式写入中印双方达成的《关于中国西藏地方和印度之间的通商和交通协定》的序言中。由此,和平共处五项原则成为新中国登上国际舞台,处理国与国之间关系的基本准则。
1954年6月,中印、中缅分别发表联合声明,确认这五项原则将在相互关系以及各自国家同亚洲及世界其他国家的关系中予以适用。这是国际关系史上的重大创举,为推动建立公正合理的新型国际关系作出了历史性贡献。自此之后,和平共处五项原则不仅在中国、印度、缅甸生根发芽、深入人心,而且走向亚洲、走向世界。
和平共处五项原则集中体现了主权、正义、民主、法治的价值观,成为国际关系基本准则和国际法基本原则。和平共处五项原则的精髓,就是所有国家主权一律平等,反对任何国家垄断国际事务。这些原则为广大发展中国家捍卫国家主权和独立提供了强大思想武器,为和平解决国家间历史遗留问题及国际争端开辟了崭新道路,为推动建立更加公正合理的国际政治经济秩序发挥了积极作用。
中国是和平共处五项原则的积极倡导者和坚定实践者。和平共处五项原则载入了中国宪法,是中国外交政策的基石。中国将坚定不移走和平发展道路,坚定不移在和平共处五项原则基础上发展同世界各国的友好合作,同国际社会一道,推动建设持久和平、共同繁荣的和谐世界。