Phong trào “Đại nhảy vọt” và công xã hoá nhân dân

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Phong trào “Đại nhảy vọt” và công xã hoá nhân dân 

Việc thực hiện thuận lợi “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” và hoàn thành ba cuộc cải tạo lớn đã khiến niềm tin của người dân đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội được tăng lên gấp bội, tin rằng có thể thực hiện mục tiêu Trung Quốc giàu mạnh trong một thời gian khá ngắn. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mặt trận kinh tế và mặt trận tư tưởng đã giành được thắng lợi vĩ đại, lòng nhiệt tình của quần chúng nhân dân về xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên đà dâng cao, xây dựng kinh tế có thể làm nhanh hơn nữa. Mùa đông năm 1957, khắp cả nước dấy lên cao trào sản xuất vụ đông lấy xây dựng thuỷ lợi làm trung tâm, mở màn cho phong trào “Đại nhảy vọt”.

Tháng 5 năm 1958, Hội nghị lần thứ 2 Đại hội Đảng VIII đã thông qua đường lối chung “Cổ vũ lòng hăng hái, cố tiến lên hàng đầu, xây dựng chủ nghĩa xã hội với tiêu chuẩn số lượng nhiều, tốc độ nhanh, chất lượng tốt, giá thành thấp”, cố gắng mở ra một cục diện mới trong việc tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc. Sau Hội nghị, phong trào “Đại nhảy vọt” nhanh chóng được phát động trong phạm vi cả nước.

Chịu ảnh hưởng của tư tưởng mù quáng theo đuổi tốc độ và muốn thành công ngay, phong trào “Đại nhảy vọt” theo đuổi một cách phiến diện tốc độ nhanh trong sản xuất và xây dựng công nghiệp và nông nghiệp. Về công nghiệp, “Đại nhảy vọt” trước hết được thể hiện ở việc chỉ tiêu sản lượng thép không ngừng được nâng cao, do đó dấy lên phong trào luyện thép quy mô lớn. Về nông nghiệp thì chủ yếu được thể hiện ở việc quá ba hoa trong khi ước tính sản lượng cây nông nghiệp. Trong vụ thu hoạch mùa hè năm 1958, các địa phương dấy lên cao trào phóng “vệ tinh” về sản lượng cây nông nghiệp (ví tác phong ba hoa hư báo sản lượng cao). Những chỉ tiêu cao và tác phong ba hoa trong phát triển sản xuất đã thúc đẩy quan hệ sản xuất quá độ sang cái hình thức được gọi là cao cấp hơn. Người dân chủ quan cho rằng hợp tác xã nông nghiệp có quy mô càng lớn, trình độ công hữu hoá càng cao thì càng có thể thúc đẩy sản xuất. Trong thời gian tháng 7, tháng 8 năm 1958, công xã nhân dân bắt đầu được thành lập tại một vài địa phương. Đến cuối năm, cả nước đã cơ bản thực hiện công xã hoá nhân dân, 740 nghìn hợp tác xã nông nghiệp được sáp nhập thành 26 nghìn công xã nhân dân, tỷ lệ bao phủ trên 99% hộ nông dân trong cả nước.  

Phong trào “Đại nhảy vọt” và công xã hoá nhân dân là một sai lầm nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình. Xét về mặt khách quan thì nguyên nhân là do Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa nhận thức đầy đủ tính gian nan và tính phức tạp của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng cơ bản đều thiếu kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng kinh tế quy mô lớn; về mặt chủ quan là do nhân dân Trung Quốc thiết tha mong muốn thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu, một bước tiến vào xã hội tốt đẹp.

“大跃进”和人民公社化运动

“一五”计划的顺利实施和三大改造的完成,使人们对社会主义建设信心倍增,相信中国富强的目标可能在一个较短时间内实现。中共中央认为,经济战线和思想战线上的社会主义革命已经取得伟大胜利,人民群众建设社会主义热情高涨,经济建设可以搞得更快一些。1957年冬,全国范围掀起以兴修水利为中心的冬季生产高潮,揭开了“大跃进”运动序幕。

1958年5月中共八大二次会议召开,通过了“鼓足干劲,力争上游,多快好省地建设社会主义”的总路线,力图在探索中国建设社会主义的道路上打开一个新局面。会后,“大跃进”运动迅速在全国范围内发动起来。

“大跃进”运动在盲目求快、急于求成的思想影响下,片面追求工农业生产和建设的高速度。“大跃进”表现在工业上,首先是钢产量指标的不断提高,由此掀起大炼钢运动。表现在农业上,主要是对农作物产量的估计严重浮夸。1958年夏收期间,各地兴起放农作物高产“卫星”的高潮。生产发展上的高指标和浮夸风,推动着生产关系向所谓更高级的形式过渡。人们主观地认为农业合作社规模越大,公有化程度越高,就越能促进生产。1958年7、8月间,人民公社开始在个别地区建立。到年底,全国基本实现人民公社化,74万个农业社合并为2.6万个人民公社,涵盖了全国农户的99%以上。

“大跃进”和人民公社化运动,是中国共产党在探索中国自己的建设社会主义道路过程中的一次严重失误。究其原因,客观上是中国共产党对建设社会主义的艰巨性和复杂性认识不足,全党普遍缺乏领导大规模经济建设的经验;主观上是中国人民急切盼望甩掉贫穷落后的帽子,一步跨入美好社会。