Chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình
Chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình, thường được gọi là “Làm khoán toàn bộ”, là do các hộ nông dân lấy hộ gia đình làm đơn vị để ký hợp đồng nhận khoán với tổ chức kinh tế tập thể, tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn thuộc sở hữu tập thể, về mặt phân phối thì thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, trong hoạt động kinh doanh sản xuất thì tập thể và gia đình có trường hợp tách ra cũng có trường hợp liên hợp. Chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình là một cuộc cải cách quan trọng được thực hiện rộng rãi tại vùng nông thôn Trung Quốc đại lục vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, là bước ngoặt quan trọng của chế độ ruộng đất nông thôn và là sản phẩm của cải cách thể chế kinh tế nông thôn. Điều quan trọng hơn là chế độ này là sự sáng tạo vĩ đại của nông dân Trung Quốc, cuộc cải cách nông thôn lấy “Giao khoán tới hộ” làm tiêu chí đã mở màn cho cuộc cải cách trong nước của Trung Quốc.
Làng Tiểu Cương, công xã Lê Viên, huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy là khu vực đột phá sự hạn chế của thể chế cũ, tự phát thực hiện “Giao khoán toàn bộ tới hộ” vào thời kỳ tương đối sớm. Tháng 11 năm 1978, 18 nông dân làng Tiểu Cương ký “Sinh tử trạng”, nhận khoán đất trong làng theo từng hộ, thực hiện “Khoán đất tới hộ, tự chịu lỗ lãi”, mở đầu chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình. Một số tỉnh khác như Tứ Xuyên, v.v. cũng đã áp dụng biện pháp tương tự như “Giao khoán tới tổ”, v.v. mở đầu tiến trình cải cách nông thôn ở Trung Quốc.
Tháng 1 năm 1982, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ấn hành “Kỷ yếu Hội nghị công tác nông thôn toàn quốc”, lần đầu tiên khẳng định “Giao khoán tới hộ, giao khoán toàn bộ tới hộ” đều là chế độ trách nhiệm của kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Sau đó, chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình từng bước được mở rộng trong cả nước. Từ đó, bộ mặt nông thôn Trung Quốc đã có những biến đổi long trời lở đất.
Sau khi nông thôn Trung Quốc thực hiện rộng rãi chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình, vừa đã phát huy tính ưu việt việc kinh doanh thống nhất của tập thể, lại phát huy tính tích cực sản xuất của cá nhân nông dân, vừa có thể thích ứng với kinh doanh quy mô nhỏ mà kinh doanh lẻ tẻ, cũng có thể thích ứng với kinh doanh quy mô vừa phải mà tương đối tập trung, đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và sự phát triển toàn diện của kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của đông đảo nông dân. Thực tiễn đã chứng minh rằng, chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình là một hình thức kinh tế khá tốt thích ứng với đặc điểm nông nghiệp Trung Quốc, trình độ phát triển sức sản xuất và trình độ quản lý nông thôn ở Trung Quốc.
家庭联产承包责任制
家庭联产承包责任制,又称“大包干”,是由农户以家庭为单位同集体经济组织签订承包合同,主要生产资料仍归集体所有,分配方面实行按劳分配原则,生产经营活动中集体和家庭有分有合。家庭联产承包责任制是20世纪80年代初期中国大陆农村推行的一项重要改革,是农村土地制度的重要转折和农村经济体制改革的产物。更为重要的是,这一制度是中国农民的伟大创造,以“包产到户”为标志的农村改革拉开了中国对内改革的大幕。
安徽省凤阳县梨园公社小岗村是较早冲破旧体制限制,自发采取“包干到户”的地区。1978年11月,小岗村18位农民签下《生死状》,将村内土地分开承包,实行“分田到户,自负盈亏”,开创了家庭联产承包责任制的先河。四川等其他一些省份也采取了“包产到组”等类似做法,开启了中国农村改革的进程。
1982年1月,中共中央印发《全国农村工作会议纪要》,第一次肯定“包产到户、包干到户”都是社会主义集体经济的责任制。此后,家庭联产承包责任制逐步在全国推开。中国农村的面貌由此发生了翻天覆地的变化。
中国农村普遍实行家庭联产承包责任制后,既发挥了集体统一经营的优越性,又调动了农民个人生产的积极性,既能适应分散经营的小规模经营,也能适应相对集中的适度规模经营,促进了劳动生产率的提高和农村经济的全面发展,提高了广大农民的生活水平。实践证明,家庭联产承包责任制是适应中国农业特点、农村生产力发展水平和管理水平的一种较好的经济形式。