Bốn nguyên tắc cơ bản
Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, trong xã hội Trung Quốc và trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xuất hiện một vài chiều hướng tư tưởng. Một mặt, một số người vẫn tồn tại trạng thái tư tưởng cứng nhắc hoặc tương đối cứng nhắc, tỏ thái độ không lý giải thậm chí là chống đối đối với những đường lối, phương châm và chính sách do Hội nghị Trung ương 3 khoá XI vạch ra; mặt khác, rất ít số người trong xã hội tuyên dương chủ nghĩa vô chính phủ và chủ trương tự do hoá giai cấp tư sản, phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, phản đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phản đối vai trò chỉ đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông, gây hỗn loạn tư tưởng trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của xã hội Trung Quốc cũng như phương hướng cải cách mở cửa.
Trước tình hình như vậy, tháng 3 năm 1979, tại Hội nghị nghiên cứu thảo luận về công tác lý luận do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức, Đặng Tiểu Bình đã có bài phát biểu “Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản”. Bốn nguyên tắc cơ bản có nội dung cốt lõi là: Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì nền chuyên chính giai cấp vô sản tức chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Bốn nguyên tắc cơ bản là một chỉnh thể liên hệ với nhau, với cốt lõi là kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bốn nguyên tắc cơ bản là cái gốc của việc xây dựng đất nước, là một trong những nội dung quan trọng của đường lối cơ bản trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là nền móng chính trị để nhân dân các dân tộc cả nước đoàn kết và hăng hái vươn lên.
四项基本原则
改革开放之初,中国社会上和中国共产党党内出现了一些思想动向。一方面,在一部分人中,仍然存在思想僵化或半僵化状态,对中共十一届三中全会制定的路线、方针、政策表现出不理解甚至抵触情绪;另一方面,社会上极少数人宣扬无政府主义和资产阶级自由化的主张,反对社会主义制度,反对中国共产党的领导,反对毛泽东思想的指导地位,在社会上造成思想混乱,直接影响到中国社会稳定和改革开放的方向。
在这种情况下,1979年3月,邓小平在中共中央召开的理论工作务虚会上,作了题为《坚持四项基本原则》的讲话。四项基本原则的核心内容是:坚持社会主义道路,坚持无产阶级专政即人民民主专政,坚持中国共产党的领导,坚持马列主义和毛泽东思想。四项基本原则是一个相互联系的整体,其核心是坚持中国共产党的领导。
四项基本原则是立国之本,是中国共产党在社会主义初级阶段基本路线的重要内容之一,是全国各族人民团结奋进的政治基础。