“Một nước hai chế độ”
“Một nước hai chế độ” tức là “Một quốc gia, hai chế độ”, là quốc sách cơ bản mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm thực hiện sự thống nhất hòa bình của đất nước. Nội dung cơ bản của “Một nước hai chế độ” là: Dưới tiền đề một nước Trung Quốc, chủ thể của Nhà nước kiên trì chế độ xã hội chủ nghĩa; Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là khu hành chính đặc biệt, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa vốn có không thay đổi trong thời gian dài. Trên thế giới, đại diện cho Trung Quốc chỉ có thể là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, xuất phát từ lịch sử và hiện thực, những người Cộng sản Trung Quốc lấy đồng chí Đặng Tiểu Bình làm đại diện chính đã đề xuất một cách sáng tạo ý tưởng vĩ đại “Một nước hai chế độ”, mở ra đường lối mới cho việc thực hiện thống nhất Tổ quốc bằng phương thức hoà bình. Đầu năm 1979, trong chuyến thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình chỉ ra, giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương thức gì là công việc nội bộ của Trung Quốc, chúng tôi không còn sử dụng cách nói “giải phóng Đài Loan” nữa, nếu hai bờ có thể thực hiện thống nhất, chúng tôi sẽ tôn trọng hiện thực và chế độ của Đài Loan. Tháng 1 năm 1982, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đề xuất rõ ràng khái niệm “Một nước hai chế độ”. Tháng 2 cùng năm, Hội nghị lần thứ 5 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá V thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, kịp thời xác định phương châm chính sách quan trọng này. Thông qua đàm phán ngoại giao, Chính phủ Trung Quốc ký bản “Tuyên bố chung về vấn đề Hồng Kông” với Chính phủ nước Anh vào tháng 12 năm 1984, ký bản “Tuyên bố chung về vấn đề Ma Cao” với Chính phủ Bồ Đào Nha vào tháng 4 năm 1987. Dựa trên phương châm “Một nước hai chế độ”, Chính phủ Trung Quốc lần lượt khôi phục thực hiện chủ quyền tại Hồng Kông và Ma Cao vào ngày 1 tháng 7 năm 1997 và ngày 20 tháng 12 năm 1999. Sau khi được trở về với Tổ quốc, Hồng Kông và Ma Cao một lần nữa được đưa vào hệ thống quản trị nhà nước, đi lên con đường rộng lớn cùng phát triển, mãi mãi không tách rời với Tổ quốc. Thực tiễn “Một nước hai chế độ” đã đạt được những thành công được cả thế giới công nhận, xây dựng hình mẫu chói lọi cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
Tháng 10 năm 2017, trong Báo cáo Đại hội Đảng XIX, Tập Cận Bình nhấn mạnh, kiên trì “Một nước hai chế độ”, thúc đẩy thống nhất Tổ quốc. Giải quyết vấn đề Đài Loan, thực hiện sự thống nhất hoàn hoàn của Tổ quốc là nguyện vọng chung của những người con dân tộc Trung Hoa, là lợi ích căn bản của dân tộc Trung Hoa. “Thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ” là phương châm cơ bản để giải quyết vấn đề Đài Loan, cũng là phương thức tốt nhất để thực hiện thống nhất đất nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng giành được tương lai thống nhất hoà bình với thiện chí và nỗ lực lớn nhất.
“Một nước hai chế độ” là một sáng kiến vĩ đại của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là một sự nghiệp mang tính sáng tạo xưa nay chưa từng có, là một tư duy mới và phương án mới mà Trung Quốc cung cấp cho cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề tương tự, là cống hiến mới của dân tộc Trung Hoa cho hoà bình và phát triển của thế giới, đã đúc kết trí tuệ Trung Quốc biển nạp trăm sông, chứa được mới lớn.
“一国两制”
“一国两制”,即“一个国家,两种制度”,是中国政府为实现国家和平统一而提出的基本国策。“一国两制”的基本内容是:在一个中国的前提下,国家的主体坚持社会主义制度,香港、澳门、台湾是中华人民共和国不可分割的部分,它们作为特别行政区保持原有的资本主义制度长期不变。在国际上代表中国的,只能是中华人民共和国。
中共十一届三中全会后,以邓小平同志为主要代表的中国共产党人从历史和现实出发,创造性地提出了“一国两制”的伟大构想,开辟了以和平方式实现祖国统一的新途径。1979年年初,邓小平在应邀访美期间指出,用什么方式解决台湾问题是中国内政,我们不再用“解放台湾”这个提法,如果两岸能够实现统一,我们将尊重那里的现实和制度。1982年1月,邓小平首次明确提出了“一国两制”的概念。同年2月,五届全国人大五次会议通过《中华人民共和国宪法》,及时将这一重大方针政策确定下来。通过外交谈判,中国政府与英国政府于1984年12月签署《关于香港问题的联合声明》,与葡萄牙政府于1987年4月签署《关于澳门问题的联合声明》。按照“一国两制”方针,中国政府先后于1997年7月1日和1999年12月20日对香港和澳门恢复行使主权。香港、澳门回归祖国后,重新纳入国家治理体系,走上同祖国共同发展、永不分离的宽广道路。“一国两制”实践取得了举世公认的成功,为解决台湾问题树立了光辉典范。
2017年10月,习近平在中共十九大报告中强调,坚持“一国两制”,推进祖国统一。解决台湾问题、实现祖国完全统一,是全体中华儿女共同愿望,是中华民族根本利益所在。“和平统一、一国两制”是解决台湾问题的基本方针,也是实现国家统一的最佳方式。中国共产党和中国政府将以最大诚意、尽最大努力争取和平统一的前景。
“一国两制”是中国特色社会主义的一个伟大创举,是一项前无古人的开创性事业,是中国为国际社会解决类似问题提供的一个新思路新方案,是中华民族为世界和平与发展作出的新贡献,凝结了海纳百川、有容乃大的中国智慧。