Xí nghiệp hương trấn
Xí nghiệp hương trấn tức là tên gọi chung của các doanh nghiệp hợp tác và doanh nghiệp tư nhân với nhiều hình thức, nhiều cấp bậc, nhiều chủng loại, nhiều kênh khác nhau tại khu vực xã và thị trấn Trung Quốc, tức là các loại doanh nghiệp gánh vác nghĩa vụ chi viện nông nghiệp mà chủ yếu do các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn hoặc nông dân đầu tư và thành lập tại các xã và thị trấn (bao gồm đơn vị làng thuộc xã). Kể từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, cùng với việc đi sâu cải cách nông thôn tại Trung Quốc, xí nghiệp hương trấn nổi lên và phát triển nhanh chóng.
Tháng 3 năm 1984, trong thông tư ban hành “Báo cáo về việc mở ra cục diện mới cho doanh nghiệp xã đội” (doanh nghiệp thuộc công xã nhân dân và đội sản xuất) của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Ngư nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện bắt đầu đổi tên gọi doanh nghiệp xã đội thành xí nghiệp hương trấn, làm cho xí nghiệp hương trấn có được những tính chất và nội dung mới mà khác với doanh nghiệp xã đội. Xét về quyền sở hữu, xí nghiệp hương trấn bao gồm các doanh nghiệp do xã, thị trấn, làng, các hộ nông dân liên hợp, cá nhân thành lập, v.v. Xét về chủng loại thì xí nghiệp hương trấn bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc và thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và sửa chữa, v.v. Từ năm 1984 đến năm 1988, xí nghiệp hương trấn bước vào thời kỳ đỉnh cao đầu tiên phát triển toàn diện. Từ năm 1989 đến năm 1991, trong thời kỳ chỉnh đốn kéo dài 3 năm, tốc độ phát triển của xí nghiệp hương trấn đã chậm lại, nhiều doanh nghiệp dốc nhiều công sức vào việc xây dựng doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu, đã vượt qua được thời kỳ khó khăn. Từ năm 1992 đến năm 1994 là thời kỳ đỉnh cao thứ hai của sự phát triển xí nghiệp hương trấn, đã xuất hiện một loạt doanh nghiệp lớn, vừa và tập đoàn doanh nghiệp hiện đại. Sau năm 1995, xí nghiệp hương trấn bước vào thời kỳ phát triển ổn định. Tháng 10 năm 1996, Luật Xí nghiệp hương trấn nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được ban hành, đánh dấu việc quy hoạch và quản lý xí nghiệp hương trấn tại Trung Quốc đã bước vào quỹ đạo pháp chế. Sau đó, Nhà nước đã áp dụng một loạt biện pháp quan trọng về mặt “Tam nông”, thu hút một số lượng lớn xí nghiệp hương trấn trở về với nông nghiệp, tập trung vào việc khai khác tài nguyên nông nghiệp, thể hiện rõ ưu thế đặc sắc của nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi và nâng cấp mô hình xí nghiệp hương trấn. Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, dựa trên nguyên tắc “Đặt nền móng ở nông nghiệp, nông thôn được hưởng thành quả phát triển, đem lại lợi ích cho nông dân”, Nhà nước thúc đẩy xí nghiệp hương trấn phát triển sáng tạo, dần dần hình thành cục diện tốt đẹp lấy sáng tạo để dẫn dắt khởi nghiệp, lấy khởi nghiệp để tạo công ăn việc làm và lấy việc tạo công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập, phát huy vai trò quan trọng cho việc thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn và thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Xí nghiệp hương trấn là một sự sáng tạo vĩ đại nữa của nông dân Trung Quốc sau chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình. Xí nghiệp hương trấn đã làm thay đổi sâu sắc cục diện nền kinh tế nông thôn chỉ đơn thuần dựa vào nông nghiệp để phát triển, đẩy nhanh tiến trình nông dân làm giàu và hướng tới khá giả, đã trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế nông thôn và bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong thực tiễn thành lập doanh nghiệp, các địa phương trong cả nước đã sáng tạo một số mô hình có đặc sắc địa phương như mô hình Tô Nam (miền Nam tỉnh Giang Tô), mô hình Ôn Châu, mô hình Cảnh Xa, mô hình Châu Giang, v.v. đã tìm ra một con đường mới cho việc giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thúc đẩy công nghiệp hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn đặc sắc Trung Quốc.
乡镇企业
乡镇企业,就是中国乡镇地区多形式、多层次、多门类、多渠道的合作企业和个体企业的统称,即农村集体经济组织或者农民投资为主,在乡镇(包括所辖村)开办的承担支援农业义务的各类企业。20世纪80年代以来,随着中国农村改革的深入,乡镇企业异军突起,迅速发展。
1984年3月,中共中央、国务院在转发农牧渔业部《关于开创社队企业新局面的报告》的通知中,开始把原来的社队企业改称为乡镇企业,赋予乡镇企业以不同于社队企业的新的性质和内容。从所有权上看,乡镇企业包括乡镇办、村办、联户办、个体办等企业。从门类看,乡镇企业包括农业、工业、交通运输业、建筑业以及商业、饮食、服务、修理等企业。1984年至1988年乡镇企业进入第一个全面发展的高峰期。1989年至1991年,在三年治理整顿期间,乡镇企业发展速度减缓,许多企业苦练内功,调整结构,渡过了难关。1992年至1994年是乡镇企业发展的第二个高峰期,涌现出一批大中型企业和现代化企业集团。1995年以后,乡镇企业进入稳步发展的时期。1996年10月,《中华人民共和国乡镇企业法》正式出台,标志着中国乡镇企业的规划和管理走上了法制轨道。此后,国家在“三农”方面采取了一系列重大措施,吸引大量乡镇企业回归农业,聚焦农业资源开发,彰显农业特色优势,促进乡镇企业转型提升。中共十八大以来,国家按照“基在农业、惠在农村、利在农民”原则,推进乡镇企业创新发展,逐渐形成以创新带创业、以创业带就业、以就业带增收的良好局面,为实施乡村振兴战略、实现农业农村现代化发挥重要作用。
乡镇企业是中国农民继家庭联产承包责任制后的又一伟大创造。乡镇企业深刻地改变了农村经济单纯依靠农业发展的格局,加快了农民致富奔小康的进程,已成为农村经济的重要支柱和国民经济的重要组成部分。全国各地在兴办企业的实践中,创造出了一些具有地区特色的模式,如苏南模式、温州模式、耿车模式、珠江模式等,为解决好农业、农村、农民问题,推进中国特色农村工业化、城镇化、现代化探索出了一条新路。