Chương trình “863”

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Chương trình “863”

Kể từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, cách mạng khoa học công nghệ vòng mới lấy khoa học công nghệ cao làm hạt nhân đã có ảnh hưởng to lớn đối với việc nâng cao sức sản xuất xã hội và phát huy sức sáng tạo của nhân loại, dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội và văn hoá, v.v. Nhằm chiếm giữ điểm cao chế ngự cạnh tranh quốc tế trong tương lai là công nghệ cao, nhiều nước trên thế giới lần lượt tăng cường đầu tư, lấy việc phát triển công nghệ cao làm nội dung chính của chiến lược quốc gia. 

Ngày 3 tháng 3 năm 1986, bốn nhà khoa học là Vương Đại Hoành, Vương Kiềm Xương, Trần Phương Doãn và Dương Gia Trì liên danh viết thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra kiến nghị phải theo dõi trình độ tiên tiến thế giới, phát triển công nghệ cao tại Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã khẳng định đầy đủ kiến nghị này, và đưa ra bút phê vào ngày 5 tháng 3: “Việc này cần phải được quyết đoán nhanh, không thể trì trệ.” Theo đó, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện nhanh chóng tổ chức trên một trăm chuyên gia tiến hành điều tra và luận chứng toàn diện, nghiêm ngặt, nghiên cứu và hoạch định Đề cương chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, tức kiên trì phương châm “Lựa chọn đúng mục tiêu, làm nổi bật trọng điểm”, lựa chọn 15 chương trình trong 7 lĩnh vực công nghệ là sinh học, thông tin, du hành vũ trụ, laser, tự động hoá, năng lượng và vật liệu mới làm trọng điểm nghiên cứu và phát triển. Chương trình này ra đời vào tháng 3 năm 1986, còn được gọi là chương trình “863”. Năm 1996, chương trình này được bổ sung thêm lĩnh vực công nghệ biển.  

Chương trình “863” là chương trình nhằm giải quyết vấn đề công nghệ cao mang tính chiến lược, tính tuyến đầu và tính nhìn xa liên quan đến sự phát triển lâu dài của đất nước và an ninh quốc gia, phát triển công nghệ cao có quyền sở hữu trí tuệ tự chủ, trù tính việc tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, dẫn dắt sự phát triển của ngành nghề mới nổi trong tương lai. Tháng 3 năm 1987, chương trình này được chính thức tổ chức thực hiện, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau phối hợp và hợp tác với nhau, liên tục công kiên vượt khó, đã thực hiện một loạt các đột phá công nghệ trọng đại, tìm tòi con đường phát triển công nghệ cao cùng những ngành nghề có liên quan tại Trung Quốc, đặt nền móng vững chắc và tích luỹ được kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển hơn nữa của công nghệ cao quốc gia. 

“八六三”计划

20世纪70年代以来,以高科技为核心的新一轮科技革命对社会生产力的提高和人类创造力的发挥产生了巨大的影响,引起了经济、政治、军事、社会、文化等各方面的深刻变化。为了抢占高技术这一未来国际竞争的制高点,世界上许多国家纷纷加大投入,把发展高技术作为国家战略的主要内容。

1986年3月3日,王大珩、王淦昌、陈芳允和杨嘉墀4位科学家联名给中共中央写信,提出要跟踪世界先进水平、发展中国高技术的建议。邓小平充分肯定了这份建议,并于3月5日作出批示:“此事宜速作决断,不可拖延。”据此,中共中央、国务院迅速组织上百位专家进行严格全面的调查论证,研究制定《高技术研究发展计划纲要》,即坚持“有限目标、突出重点”的方针,选择生物、信息、航天、激光、自动化、能源、新材料等7个技术领域的15个主题项目作为研究发展重点。这一计划产生于1986年3月,又称“八六三”计划。1996年,这一计划又增加了海洋技术领域。

“八六三”计划是解决事关国家长远发展和国家安全的战略性、前沿性和前瞻性高技术问题,发展具有自主知识产权的高技术,统筹高技术的集成和应用,引领未来新兴产业发展的计划。这一计划于1987年3月正式组织实施,各领域科学家协同合作、持续攻关,实现了一系列重大技术突破,探索了中国高技术及其产业发展的道路,为国家高技术进一步发展奠定了坚实基础、积累了宝贵经验。