Chiến lược phát triển “Đi theo ba bước”
Sau khi bắt đầu cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra bố trí chiến lược về việc xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc, đề xuất mục tiêu chiến lược “Đi theo ba bước”. Tháng 10 năm 1987, theo ý tưởng chiến lược của Đặng Tiểu Bình, Đại hội Đảng XIII đã trình bày một cách rõ ràng và hệ thống bố trí chiến lược “Đi theo ba bước” trong phát triển kinh tế. Chiến lược này lấy mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, tức mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hoá vật chất ngày càng tăng của nhân dân và nền sản xuất xã hội lạc hậu làm đầu mối, lấy trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và mức sống nhân dân tương ứng làm tiêu chí, để phân chia các bước đi chiến lược trong xây dựng kinh tế và xác định mục tiêu phải đạt được trong từng bước.
Chiến lược phát triển “Đi theo ba bước” với mục tiêu cụ thể là: Bước thứ nhất, từ năm 1981 đến cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, thực hiện Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng gấp hai lần so với năm 1980, giải quyết vấn đề ấm no cho nhân dân. Bước thứ hai, từ năm 1991 đến cuối thế kỷ XX, làm cho GNP lại tăng gấp hai lần, mức sống nhân dân đạt mức khá giả. Bước thứ ba, đến giữa thế kỷ XXI, GNP bình quân đầu người đạt trình độ nước phát triển trung bình, đời sống nhân dân khá sung túc, cơ bản thực hiện hiện đại hoá.
Tháng 9 năm 1997, trên cơ sở chiến lược “Đi theo ba bước”, Đại hội Đảng XV đã vạch ra quy hoạch cụ thể cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược bước thứ ba: Trong 10 năm đầu, tức là đến năm 2010, thực hiện GNP tăng gấp hai lần so với năm 2000, làm cho mức sống khá giả của nhân dân càng sung túc hơn, hình thành thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khá hoàn thiện; qua nỗ lực 10 năm nữa, đến thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm cho kinh tế quốc dân càng phát triển hơn, các chế độ càng hoàn thiện hơn; đến thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào giữa thế kỷ XXI, cơ bản thực hiện hiện đại hoá, hoàn thành xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Tháng 10 năm 2017, Đại hội Đảng XIX phân tích tổng hợp tình hình trong và ngoài nước cũng như điều kiện phát triển của bản thân Trung Quốc, chia 30 năm từ năm 2020 đến giữa thế kỷ XXI làm hai giai đoạn và đưa ra bố trí quy hoạch tương ứng: Giai đoạn thứ nhất, từ năm 2020 đến năm 2035, trên cơ sở hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, phấn đấu thêm 15 năm nữa để cơ bản thực hiện hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn thứ hai, từ năm 2035 đến giữa thế kỷ XXI, trên cơ sở cơ bản thực hiện hiện đại hoá, phấn đấu thêm 15 năm nữa để xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Chiến lược phát triển “Đi theo ba bước” đã vạch ra quy hoạch tích cực mà ổn thỏa cho mục tiêu hùng vĩ xây dựng đất nước hùng mạnh trong 100 năm của dân tộc Trung Hoa, vừa đã thể hiện tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, lại phản ánh tinh thần khoa học xuất phát từ thực tế, tuân theo quy luật khách quan, đó là thành quả quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tìm tòi quy luật xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
“三步走”发展战略
改革开放之后,中国共产党对中国社会主义现代化建设作出战略安排,提出“三步走”战略目标。1987年10月,中共十三大根据邓小平的战略构想,明确而系统地阐述了经济发展分“三步走”的战略部署。它以社会主义初级阶段的基本矛盾,即人民日益增长的物质文化需要同落后的社会生产之间的矛盾为线索,以社会生产的发展水平和相应的人民生活水平为标志,来划分经济建设的战略步骤并确定每一步所要达到的目标。
“三步走”发展战略的具体目标为:第一步,1981年到20世纪80年代末,实现国民生产总值比1980年翻一番,解决人民的温饱问题。第二步,1991年到20世纪末,使国民生产总值再增长一倍,人民生活达到小康水平。第三步,到21世纪中叶,人均国民生产总值达到中等发达国家水平,人民生活比较富裕,基本实现现代化。
1997年9月,中共十五大在“三步走”战略的基础上,对实现第三步战略目标制定了具体规划:第一个10年,即到2010年,实现国民生产总值比2000年翻一番,使人民的小康生活更加富裕,形成比较完善的社会主义市场经济体制;再经过10年的努力,到建党100年时,使国民经济更加发展,各项制度更加完善;到21世纪中叶新中国成立100年时,基本实现现代化,建成富强民主文明的社会主义国家。
2017年10月,中共十九大综合分析国际国内形势和中国发展条件,将2020年到21世纪中叶的30年分两个阶段作出规划安排:第一个阶段,从2020年到2035年,在全面建成小康社会的基础上,再奋斗15年,基本实现社会主义现代化。第二个阶段,从2035年到21世纪中叶,在基本实现现代化的基础上,再奋斗15年,建成富强民主文明和谐美丽的社会主义现代化强国。
“三步走”发展战略,对中华民族百年图强的宏伟目标作了积极而稳妥的规划,既体现了中国共产党和中国人民勇于进取的精神,又反映了从实际出发、遵循客观规律的科学精神,是中国共产党探索中国特色社会主义建设规律的重大成果。