Đường lối cơ bản và cương lĩnh cơ bản trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội
Tháng 10 năm 1987, Đại hội Đảng XIII vạch ra đường lối cơ bản của Đảng trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, tức lãnh đạo và đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cả nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, tự lực cánh sinh, gian khổ khởi nghiệp, phấn đấu để xây dựng Trung Quốc thành nhà nước hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Tháng 9 năm 1997, xoay quanh mục tiêu xây dựng nhà nước hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, Đại hội Đảng XV đã đề xuất rõ ràng cương lĩnh cơ bản của Đảng trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, quy định mục tiêu cơ bản và chính sách cơ bản cho việc xây dựng nền kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc tức là phát triển nền kinh tế thị trường, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa xã hội. Điều đó đòi hỏi phải kiên trì và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu khác nhau cùng phát triển; kiên trì và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, làm cho thị trường đóng vai trò mang tính cơ sở trong việc phân bổ các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước; kiên trì và hoàn thiện nhiều phương thức phân phối lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, cho phép một số vùng, một số người giàu lên trước, dẫn dắt và giúp đỡ những người làm giàu sau, từng bước hướng tới cả xã hội cùng giàu; kiên trì và hoàn thiện mở cửa đối ngoại, tích cực tham gia vào hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế; đảm bảo sự phát triển liên tục, nhanh chóng, lành mạnh của nền kinh tế quốc dân, nhân dân cùng được hưởng thành quả kinh tế phồn vinh.
Xây dựng nền chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc tức là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên cơ sở nhân dân làm chủ, quản lý đất nước theo pháp luật, phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải kiên trì và hoàn thiện nền chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng; kiên trì và hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, chế độ tự trị khu vực dân tộc; phát triển dân chủ, kiện toàn pháp chế, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cục diện chính trị xã hội ổn định, Chính phủ liêm khiết và hiệu quả cao, nhân dân các dân tộc trong cả nước đoàn kết, hoà thuận và tràn đầy sức sống.
Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc tức là lấy chủ nghĩa Mác làm chỉ đạo, lấy bồi dưỡng đào tạo công dân có lý tưởng, có đạo đức, có văn hoá và có kỷ luật làm mục tiêu, phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có bản sắc dân tộc, khoa học, đại chúng, hướng tới hiện đại hoá, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai. Điều đó đòi hỏi phải kiên trì vũ trang toàn Đảng, giáo dục nhân dân bằng lý luận Đặng Tiểu Bình; nỗ lực nâng cao tố chất tư tưởng đạo đức và trình độ giáo dục, khoa học, văn hoá của toàn dân tộc; kiên trì phương hướng phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội và phương châm “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, chú trọng xây dựng, làm phồn vinh học thuật và văn nghệ. Xây dựng nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc, kế thừa truyền thống lịch sử văn hoá ưu tú, tiếp thu những thành quả hữu ích của văn hoá nước ngoài.
Sau Đại hội Đảng XVI, mục tiêu cơ bản và chính sách cơ bản trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội không ngừng được làm phong phú và phát triển, đến Đại hội Đảng XIX đã xác định rõ “Năm trong một” tập trung xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội và xây dựng văn minh sinh thái trong một chỉnh thể là bố cục tổng thể của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đề xuất mục tiêu phấn đấu hoàn thành xây dựng cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà, tươi đẹp.
社会主义初级阶段的基本路线和基本纲领
1987年10月,中共十三大提出党在社会主义初级阶段的基本路线,即领导和团结全国各族人民,以经济建设为中心,坚持四项基本原则,坚持改革开放,自力更生,艰苦创业,为把中国建设成为富强、民主、文明的社会主义现代化国家而奋斗。
1997年9月,中共十五大围绕建设富强民主文明的社会主义现代化国家的目标,明确提出了党在社会主义初级阶段的基本纲领,规定了建设有中国特色社会主义的经济、政治和文化的基本目标和基本政策。
建设有中国特色社会主义的经济,就是在社会主义条件下发展市场经济,不断解放和发展生产力。这就要坚持和完善社会主义公有制为主体、多种所有制经济共同发展的基本经济制度;坚持和完善社会主义市场经济体制,使市场在国家宏观调控下对资源配置起基础性作用;坚持和完善按劳分配为主体的多种分配方式,允许一部分地区一部分人先富起来,带动和帮助后富,逐步走向共同富裕;坚持和完善对外开放,积极参与国际经济合作和竞争;保证国民经济持续快速健康发展,人民共享经济繁荣成果。
建设有中国特色社会主义的政治,就是在中国共产党领导下,在人民当家作主的基础上,依法治国,发展社会主义民主政治。这就要坚持和完善工人阶级领导的、以工农联盟为基础的人民民主专政;坚持和完善人民代表大会制度、中国共产党领导的多党合作和政治协商制度、民族区域自治制度;发展民主,健全法制,建设社会主义法治国家。实现社会安定,政府廉洁高效,全国各族人民团结和睦、生动活泼的政治局面。
建设有中国特色社会主义的文化,就是以马克思主义为指导,以培育有理想、有道德、有文化、有纪律的公民为目标,发展面向现代化、面向世界、面向未来的,民族的科学的大众的社会主义文化。这就要坚持用邓小平理论武装全党,教育人民;努力提高全民族的思想道德素质和教育科学文化水平;坚持为人民服务、为社会主义服务的方向和“百花齐放,百家争鸣”的方针,重在建设,繁荣学术和文艺。建设立足中国现实、继承历史文化优秀传统、吸取外国文化有益成果的社会主义精神文明。
中共十六大后,社会主义初级阶段的基本目标和基本政策不断丰富发展,到了中共十九大,明确将经济建设、政治建设、文化建设、社会建设和生态文明建设“五位一体”作为中国特色社会主义事业总体布局,提出了建成富强民主文明和谐美丽的社会主义现代化强国的奋斗目标。