Bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại miền Nam

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại miền Nam 

Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 21 tháng 2 năm 1992, với sự mong đợi thắm thiết đối với sự nghiệp vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, với ý thức chính trị, ý thức chiến lược và ý thức về hoạn nạn khốn khó mạnh mẽ, Đặng Tiểu Bình 88 tuổi đã lần lượt sang thị sát tại Vũ Xương, Thâm Quyến, Châu Hải, Thượng Hải và đưa ra hàng loạt bài phát biểu quan trọng, thường được gọi là “Bài phát biểu tại miền Nam”.

Ngày 26 tháng 3 năm 1992, báo Đặc khu Thâm Quyến đăng đầu tiên bài xã luận quan trọng “Gió Đông tràn về đầy sắc xuân – Phóng sự về đồng chí Đặng Tiểu Bình tại Thâm Quyến”, và tập trung trình bày những nội dung chính trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại miền Nam. Bài phát biểu đã chú trọng giải quyết những vấn đề như kiên định vững vàng quán triệt thực hiện đường lối cơ bản “Một trung tâm, hai điểm cơ bản" của Đảng, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, nắm bắt thời cơ có lợi để đẩy nhanh nhịp bước cải cách mở cửa, tập trung sức lực để xây dựng kinh tế và làm rõ cái gì là chủ nghĩa xã hội và bản chất của chủ nghĩa xã hội, v.v. Nhằm vào nỗi lo ngại tồn tại phổ biến trong tư tưởng của người dân, “Bài phát biểu tại miền Nam” khẳng định lại tính cần thiết và tính quan trọng của việc đi sâu cải cách và đẩy nhanh phát triển, và xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc, đứng trên tầm cao thời đại, đúc kết sâu sắc những bài học kinh nghiệm trong hơn 10 năm cải cách mở cửa, đề xuất những quan điểm mới, trình bày những tư duy mới về hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, đã trả lời rất nhiều vấn đề về nhận thức quan trọng mà quấy nhiễu và ràng buộc tư tưởng của cán bộ quần chúng trong nhiều năm, là những lời dặn về chính trị quý báu nhất cho toàn Đảng và nhân dân cả nước.

Việc đưa ra “Bài phát biểu tại miền Nam” đánh dấu cho sự chín muồi của lý luận Đặng Tiểu Bình, cũng đánh dấu công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc dấy lên làn sóng lần thứ hai và công cuộc cải cách của Trung Quốc bước vào giai đoạn mới. Hàng loạt bài phát biểu này đã trả lời một cách kịp thời và sâu sắc vấn đề quan trọng “Cái gì là chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội” trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, giải phóng một cách mạnh mẽ tư tưởng của người dân và làm kiên định niềm tin của người dân về chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc, là một cột mốc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội đắc sắc Trung Quốc. “Bài phát biểu tại miền Nam” không những đóng vai trò thúc đẩy mang tính then chốt trong cải cách kinh tế cũng như tiến bộ xã hội của Trung Quốc vào thập kỷ 90 thế kỷ XX, mà còn đóng vai trò thúc đẩy không thể lượng trước được trong cải cách và phát triển của Trung Quốc vào thế kỷ XXI.  

邓小平南方谈话

1992年1月18日至2月21日,邓小平以88岁的高龄,凭着对中国共产党和中国人民伟大事业的深切期待,以强烈的政治意识、战略意识和忧患意识,先后赴武昌、深圳、珠海和上海等地视察并发表一系列重要讲话,通称“南方谈话”。

1992年3月26日,《深圳特区报》率先发表《东方风来满眼春——邓小平同志在深圳纪实》的重大社论报道,并集中阐述邓小平南方谈话的要点内容。谈话重点解决了坚定不移地贯彻执行党的“一个中心,两个基本点”的基本路线、坚持走有中国特色社会主义道路、抓住有利时机加快改革开放的步伐、集中精力把经济建设搞上去和什么是社会主义及社会主义的本质等问题。“南方谈话”针对人们思想中普遍存在的疑虑,重申深化改革、加速发展的必要性和重要性,并从中国实际出发,站在时代的高度,深刻总结十多年改革开放的经验教训,在一系列重大的理论和实践问题上提出新观点、讲出新思路,回答了多年来困扰和束缚干部群众思想的许多重大认识问题,是给全党和全国人民的一份最宝贵的政治嘱托。

“南方谈话”的发表标志着邓小平理论的成熟,也标志着中国改革开放第二次浪潮的掀起和中国改革进入新阶段。这一系列重要讲话及时深刻地回答了中国改革开放中“什么是社会主义,怎样建设社会主义”的重大问题,极大地解放了人们的思想并坚定了人们对社会主义的信念,极大地推动了中国改革开放的进程,是建设有中国特色社会主义道路上的一座里程碑。“南方谈话”不仅对中国20世纪90年代的经济改革与社会进步起到关键性推动作用,对21世纪中国的改革与发展同样产生着不可估量的推动作用。