Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nó kết hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản. Thực hiện sự kết hợp hữu cơ giữa chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản với kinh tế thị trường, phát huy tốt thế mạnh chế độ của chủ nghĩa xã hội và thế mạnh của kinh tế thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực, là một nội dung cực kỳ quan trọng trong việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cũng là một nhân tố then chốt để sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đạt được thành công to lớn kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa. Hơn 40 năm nay, nội dung quan trọng nhất trong cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc chính là quá trình từ việc tìm tòi, đến việc xây dựng, rồi đến việc không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với cốt lõi là xử lý tốt mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường.

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của thực tiễn cải cách mở cửa của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là thành quả quan trọng trong việc tìm tòi lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa. Lấy việc tổ chức Hội nghị Trung ương 3 khoá XI năm 1978 làm tiêu chí, Trung Quốc đi lên con đường cải cách mở cửa, trên thực tế tức là đã mở đầu cho cuộc cải cách với chiều hướng là thị trường. Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XI năm 1981 đưa ra lý luận “Lấy kinh tế kế hoạch hoá làm chính, lấy điều tiết thị trường làm phụ”. Dựa vào yêu cầu tôn trọng và tận dụng quy luật giá trị để tiến hành hoạt động kinh tế đã bắt đầu trở thành nhận thức chung của người dân, hoạt động kinh tế hiện thực cũng đã từng bước được đưa vào quỹ đạo phát triển của kinh tế hàng hoá đúng nghĩa. Trên cơ sở đó, năm 1987, Đại hội Đảng XIII đề xuất, thể chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch của chủ nghĩa xã hội nên là thể chế có sự thống nhất bên trong giữa kế hoạch và thị trường. 

Năm 1992, Đại hội Đảng XIV đề xuất, mục tiêu cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đánh dấu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn kinh tế thị trường đi theo ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Năm 1993, Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV đã thông qua Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trong hơn 20 năm sau đó, Trung Quốc luôn tìm tòi định vị khoa học mới của mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường từ thực tiễn. Năm 2013, Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII đề xuất, làm cho thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực và phát huy tốt hơn vai trò của Chính phủ, điều đó chứng minh rằng vấn đề cốt lõi trong việc đi sâu cải cách thể chế kinh tế toàn diện vẫn là xử lý tốt mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường. Năm 2017, Đại hội Đảng XIX đặt ra yêu cầu hơn nữa đối với việc đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Năm 2020, Hội nghị Trung ương 5 khoá XIX xác định rõ ràng hơn nữa, phải kiên trì và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ vai trò quyết định của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực, phát huy tốt hơn vai trò của Chính phủ, thúc đẩy sự kết hợp tốt hơn giữa thị trường hiệu quả và Chính phủ năng động. 

Qua tìm tòi và nỗ lực không ngừng, Trung Quốc đã xây dựng nên thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khá hoàn thiện. Đó là một thể chế chưa từng có trong lịch sử, cũng là một khái niệm chưa từng xuất hiện trong bất kỳ tác phẩm kinh điển nào về kinh tế học trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không những là một sự sáng tạo lý luận và thực tiễn quan trọng về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà cũng là một sáng kiến vĩ đại trong việc tìm tòi con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.  

社会主义市场经济体制

社会主义市场经济体制是同社会主义基本制度结合在一起的。实现社会主义基本制度与市场经济的有机结合,把社会主义的制度优势和市场经济配置资源的优势都发挥好,是坚持和发展中国特色社会主义一项极其重要的内容,也是改革开放以来中国经济发展获得巨大成功的一个关键因素。40多年来,中国经济体制改革最主要的内容就是社会主义市场经济体制从探索到建立再到不断完善的过程,其核心是理顺政府与市场的关系。

建立社会主义市场经济体制,是中国共产党领导下的中国改革开放实践的必然结果,也是改革开放以来中国特色社会主义理论探索的重要成果。以1978年中共十一届三中全会的召开为标志,中国走上改革开放的道路,实际上就是开启了以市场为取向的改革。1981年中共十一届六中全会通过的《关于建国以来党的若干历史问题的决议》提出“以计划经济为主,市场调节为辅”的理论。按照尊重和利用价值规律的要求来进行经济活动已开始成为人们的共识,现实经济活动也逐步纳入了真正意义上的商品经济的发展轨道。在此基础上,1987年中共十三大提出,社会主义有计划商品经济的体制应该是计划与市场内在统一的体制。

1992年中共十四大提出中国经济体制改革的目标是建立社会主义市场经济体制,这标志着中国共产党把市场经济写在了社会主义的旗帜上。1993年,中共十四届三中全会通过了《中共中央关于建立社会主义市场经济体制若干问题的决定》。此后20多年时间里,中国一直在根据实践寻找政府和市场关系新的科学定位。2013年中共十八届三中全会提出,使市场在资源配置中起决定性作用,更好发挥政府作用,这说明全面深化经济体制改革的核心问题仍然是处理好政府和市场的关系。2017年中共十九大进一步对加快完善社会主义市场经济体制提出要求。2020年中共十九届五中全会进一步明确,要坚持和完善社会主义基本经济制度,充分发挥市场在资源配置中的决定性作用,更好发挥政府作用,推动有效市场和有为政府更好结合。

经过不断探索和努力,中国已经建立起比较完善的社会主义市场经济体制。这是一种史无前例的体制,也是中外经济学经典中从来没有过的一个概念。正因如此,社会主义市场经济体制不仅是中国共产党领导下中国特色社会主义的一次重大理论和实践创新,也是中国特色社会主义道路探索中的一个伟大创举。