Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là trụ cột của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc, là nền tảng vật chất và nền tảng chính trị quan trọng của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là trụ cột quan trọng và sức mạnh nâng đỡ cho sự cầm quyền và chấn hưng đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phát triển sức sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, luôn phải nhờ vào và phát huy vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước.
Do bị quấy nhiễu bởi nhiều vấn đề như gánh nặng xã hội lớn, gánh nặng lịch sử nhiều, dư thừa nhân lực nghiêm trọng trong doanh nghiệp, so với khối doanh nghiệp tư nhân được phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp nhà nước từng rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhằm vào tình hình đất nước của Trung Quốc và tình hình thực tế của doanh nghiệp nhà nước, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện đã áp dụng một loạt biện pháp, không ngừng thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước đi vào chiều sâu. Bước vào thập kỷ 90 thế kỷ XX, trên cơ sở cuộc cải cách trong thời kỳ đầu, cải cách doanh nghiệp nhà nước tiến tới phương hướng chuyển đổi cơ chế, tách Chính phủ khỏi doanh nghiệp, sáng tạo chế độ, điều chỉnh chiến lược. Cải cách doanh nghiệp nhà nước trở thành khâu mấu chốt trong cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc.
Tháng 1 năm 1997, Quốc vụ viện tổ chức hội nghị và đề xuất, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước, phải kiên trì đi theo con đường cắt giảm nhân sự, gia tăng hiệu suất, phân luồng những nhân sự bị cắt giảm, quy phạm trình tự phá sản và khuyến khích sáp nhập, và tuyên bố chính sách phá sản, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước tại 110 thành phố thí điểm. Tháng 5 năm 1998, Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia ấn hành Ý kiến về công tác cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 1998, đề xuất đẩy nhanh cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước là khâu mấu chốt và nhiệm vụ quan trọng trong cải cách thể chế kinh tế giai đoạn 1998 – 2000, tức thông qua cải cách, cải tổ, cải tạo và tăng cường quản lý, làm cho đại đa số những doanh nghiệp nhà nước lớn và vừa làm ăn thua lỗ thoát khỏi tình trạng khó khăn, cố gắng đến cuối thế kỷ XX, làm cho đại đa số những doanh nghiệp nhà nước nòng cốt lớn và vừa sơ bộ xây dựng nên chế độ doanh nghiệp hiện đại. Tháng 9 năm 1999, Hội nghị Trung ương 4 khoá XV thông qua Quyết định về một số vấn đề trọng đại trong việc cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước, đề xuất mục tiêu chủ yếu và phương châm chỉ đạo trong việc cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Qua 3 năm công kiên, doanh nghiệp nhà nước giảm bớt được gánh nặng, doanh nghiệp mạnh được yếu thua được đẩy mạnh, về mặt tổng thể đã thực hiện chuyển lỗ sang lãi. Sau đó, doanh nghiệp nhà nước chưa bao giờ dừng bước trong cải cách.
Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình đích thân vạch kế hoạch, bố trí và thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, càng chú trọng hơn nữa thiết kế tầng đỉnh cho cải cách, càng chú trọng hơn nữa tính hệ thống, tính tổng thể và tính đồng bộ của cải cách, cải cách doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những tiến triển quan trọng mới và thành tựu mang tính lịch sử. Tháng 9 năm 2015, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện ấn hành Ý kiến chỉ đạo về việc đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, và lấy Ý kiến làm thống lĩnh, lấy một số văn kiện đồng bộ làm điểm tựa, đã hình thành hệ thống chính sách “1+N” về cải cách doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo mạnh mẽ cải cách doanh nghiệp nhà nước có phương hướng, có mục tiêu và có nguyên tắc tuân theo. Tháng 6 năm 2020, Hội nghị toàn thể lần thứ 14 Uỷ ban Đi sâu Cải cách Toàn diện Trung ương xem xét thông qua Phương án hành động trong ba năm về cải cách doanh nghiệp nhà nước (Giai đoạn 2020 – 2022), đưa ra bố trí quan trọng về việc đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới.
Thông qua cải cách trong nhiều năm liền, về mặt tổng thể doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã hòa hợp với nền kinh tế thị trường, chất lượng và hiệu suất phát triển được nâng cao rõ rệt, có những đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc.
国有企业改革
国有企业是中国国民经济的支柱,是中国特色社会主义的重要物质基础和政治基础,是中国共产党执政兴国的重要支柱和依靠力量。发展社会主义社会的生产力,实现国家的工业化和现代化,始终要依靠和发挥国有企业的重要作用。
由于社会负担重、历史包袱多、企业冗员严重等诸多问题的困扰,与蓬勃发展的民营企业相比,国有企业一度陷入举步维艰的境地。中共中央、国务院在不同历史时期,针对中国国情和国有企业实际,采取了一系列措施,不断将国有企业改革向纵深推进。进入20世纪90年代,国有企业改革在前期改革基础上,朝着转换机制、政企分开、制度创新、战略调整的方向迈进。国有企业改革成为中国经济体制改革的中心环节。
1997年1月,国务院召开会议提出,解决国有企业的困难,要坚持走减员增效、下岗分流、规范破产、鼓励兼并的路子,并宣布对110个试点城市的国有企业破产、兼并的政策。1998年5月,国家经济贸易委员会印发《关于1998年国有企业改革和发展工作的意见》,提出加快国有企业改革和发展是1998年至2000年经济体制改革的中心环节和重要任务,即通过改革、改组、改造和加强管理,使大多数国有大中型亏损企业摆脱困境,力争到20世纪末使大多数国有大中型骨干企业初步建立起现代企业制度。1999年9月,中共十五届四中全会通过《关于国有企业改革和发展若干重大问题的决定》,提出国有企业改革和发展的主要目标和指导方针。经过3年攻坚,国有企业负担有所减轻,国企优胜劣汰得以促进,整体实现了扭亏为盈。此后,国有企业从未停止过改革的步伐。
中共十八大以来,以习近平同志为核心的中共中央亲自谋划、部署和推动国有企业改革,更加注重改革的顶层设计,更加注重改革的系统性、整体性和协同性,国有企业改革取得新的重大进展和历史性成就。2015年9月,中共中央、国务院印发《关于深化国有企业改革的指导意见》,并以此为统领,以若干配套文件为支撑,形成了国企改革的“1+N”政策体系,有力保证了国企改革有方向、有目标、有遵循。2020年6月,中央全面深化改革委员会第十四次会议审议通过《国企改革三年行动方案(2020—2022年)》,对新发展阶段深化国企改革作出重要部署。
通过持续多年的改革,中国的国有企业总体上已经同市场经济相融合,发展质量和效率明显提高,为推动中国的经济社会发展和提升综合国力作出重大贡献。