Chiến thắng dịch SARS
Viêm phổi không điển hình, tên gọi tắt là “SARS”, thuật ngữ chuyên môn là “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng”, là chỉ một loại bệnh viêm phổi do virus corona gây ra xảy ra tại riêng một vài khu vực ở Trung Quốc vào năm 2003. Kết quả điều tra nguồn gốc dịch SARS cho thấy, tháng 11 năm 2002, thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông xuất hiện bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh “SARS”. Đầu tháng 2 năm 2003, bệnh “SARS” ở Quảng Đông bước vào thời kỳ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Trung tuần tháng 2, dịch “SARS” lây lan sang nhiều khu vực như Hồng Kông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Sơn Tây, v.v. Ngày 1 tháng 3, Bắc Kinh đã tiếp nhận bệnh nhân “SARS” đầu tiên lây từ bên ngoài, và dần trở thành khu vực có rất nhiều ca nhiễm. Dịch “SARS” là sự kiện y tế công cộng nghiêm trọng xảy ra bất ngờ tại Trung Quốc trong thế kỷ XXI.
Nhằm chống dịch “SARS”, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra một loạt bố trí quan trọng, yêu cầu rõ ràng xây dựng cơ chế lãnh đạo thống nhất về công tác phòng, chống dịch bệnh, làm nghiêm ngặt chế độ báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh, áp dụng biện pháp quyết đoán ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ngày 21 tháng 4, cả nước thực thi chế độ báo cáo và công bố ca nhiễm mới và ca nghi nhiễm mỗi ngày một lần. Ngày 23 tháng 4, Quốc vụ viện thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống dịch “SARS”, thống nhất chỉ huy, điều phối công tác phòng, chống dịch “SARS” của cả nước. Ngày 1 tháng 5, qua trù hoạch và xây dựng khẩn cấp, bệnh viện Tiểu Thang Sơn - bệnh viện bệnh truyền nhiễm lâm thời chuyên chữa bệnh “SARS” đầu tiên tại Bắc Kinh bắt đầu đi vào hoạt động. Ngày 19 tháng 6, phần lớn các bệnh viện tại Bắc Kinh khôi phục trật tự y tế bình thường. Trong khi đó, dịch “SARS” ở các tỉnh, thành phố và khu tự trị khác trong cả nước cũng đã được khống chế hiệu quả. Ngày 24 tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bãi bỏ cảnh báo du lịch đối với Bắc Kinh, đồng thời xoá tên Bắc Kinh trong danh sách khu vực có dịch “SARS”. Từ đó, nội địa Trung Quốc đã giành thắng lợi quyết định trong việc chống dịch “SARS”.
Đứng trước những thử thách gay gắt do dịch “SARS” mang đến bất ngờ, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện, nhân dân cả nước anh dũng chống lại, đã hình thành tinh thần chống dịch “SARS” “Muôn người một lòng, muôn người một chí vững như thành đồng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, đồng tâm hiệp lực, dám đương đầu với khó khăn, dũng cảm giành lấy thắng lợi”. Tinh thần này đã trở thành động lực mạnh mẽ cổ vũ động viên toàn Đảng, nhân dân cả nước giành lấy thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống dịch “SARS”. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống dịch “SARS” đã thể hiện hơn nữa tính ưu việt to lớn của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, nâng cao mạnh mẽ chí khí và năng lực chiến thắng khó khăn của nhân dân Trung Quốc, tăng cường sức ngưng tụ của dân tộc Trung Hoa, tăng cường niềm tin của các nước trên thế giới đối với triển vọng phát triển của Trung Quốc, mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
战胜“非典”疫情
非典型肺炎,简称“非典”,专业术语称作“严重急性呼吸系统综合征”,指2003年中国局部地区发生的一类由冠状病毒引起的肺部感染病症。溯源调查表明,2002年11月,广东省佛山市出现第一位“非典”患者。2003年2月初,广东的“非典”进入发病高发期。2月中旬,“非典”疫情传至香港、广西、四川、山西等更多地区。3月1日,北京接收了第一个输入性“非典”病例,并逐渐成为“非典”的重灾区。“非典”疫情,是21世纪中国发生的一次严重的突发公共卫生事件。
为抗击“非典”疫情,中共中央作出一系列重大部署,明确要求建立防疫工作统一领导机制,严格疫情报告制度,采取果断措施防止疫情扩散。4月21日,全国实施每天一次“非典”新增病例与疑似病例的报告与公布制度。4月23日,国务院成立防治非典型肺炎指挥部,统一指挥、协调全国非典型肺炎的防治工作。5月1日,经过紧急筹建的北京市第一家专门治疗“非典”的临时性传染病医院小汤山医院开始接收患者。6月19日,北京市大部分医院恢复正常医疗秩序。与此同时,全国其他省、市、自治区的“非典”疫情也已得到有效控制。6月24日,世界卫生组织宣布撤销对北京的旅行警告,同时将北京从“非典”疫区名单中排除。至此,中国内地抗击“非典”疫情取得了决定性胜利。
面对突如其来的“非典”疫情的严峻考验,在中共中央、国务院的坚强领导下,全国人民奋起抗击,形成了“万众一心、众志成城,团结互助、和衷共济,迎难而上、敢于胜利”的抗击非典精神。这一精神成为鼓舞全党和全国人民夺取抗击非典斗争胜利的强大动力。抗击“非典”斗争的胜利,进一步显示了中国特色社会主义制度的巨大优越性,极大提高了中国人民战胜困难的勇气和能力,增强了中华民族的凝聚力,增强了世界各国对中国发展前景的信心,扩大了中国在国际上的影响。