Xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa

Xã hội hài hoà là thuộc tính bản chất của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là sự đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện đất nước giàu mạnh, dân tộc chấn hưng và nhân dân hạnh phúc. Tháng 11 năm 2002, là mục tiêu quan trọng, “xã hội hài hoà hơn nữa” lần đầu tiên được đưa ra trong Báo cáo Đại hội Đảng XVI. Tháng 9 năm 2004, Hội nghị Trung ương 4 khoá XVI lần đầu tiên đặt ra nhiệm vụ lịch sử xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, và cho đó là một nội dung quan trọng trong việc tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng. Tháng 10 năm 2005, Hội nghị Trung ương 5 khoá XVI xác định việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện tốt trong việc quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, và đã đưa ra yêu cầu công tác và biện pháp chính sách. 

Tháng 10 năm 2006, Hội nghị Trung ương 6 khoá XVI đưa ra Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại trong việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa, đưa ra tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ mục tiêu, nguyên tắc công tác và bố trí quan trọng đến năm 2020 của việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa. Quyết định đã đặt ra yêu cầu tổng thể về việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa, tức là dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, thành tín hữu ái, tràn đầy sức sống, ổn định trật tự, con người chung sống hài hoà với thiên nhiên. Quyết định chỉ ra, đến năm 2020, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa là: Nền pháp chế dân chủ xã hội chủ nghĩa càng hoàn thiện hơn, phương châm và sách lược cơ bản quản lý đất nước theo pháp luật được thực hiện toàn diện, quyền và lợi ích của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm thiết thực; xu thế khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa các vùng miền ngày càng mở rộng từng bước được xoay chuyển, cục diện phân phối thu nhập hợp lý, trật tự cơ bản được hình thành, tài sản gia đình được tăng lên một cách rộng rãi, nhân dân có cuộc sống càng sung túc hơn; có công ăn việc làm khá đầy đủ trong xã hội, hệ thống an sinh xã hội bao phủ cư dân thành thị và nông thôn cơ bản được hình thành; hệ thống dịch vụ công cộng cơ bản càng hoàn thiện hơn, trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ của Chính phủ được nâng cao rõ rệt; tố chất tư tưởng đạo đức, khoa học văn hoá và sức khoẻ của toàn dân tộc được nâng cao rõ rệt, đạo đức và nề nếp xã hội tốt đẹp, quan hệ hài hoà giữa người với người được hình thành hơn nữa; sức sống sáng tạo của toàn xã hội được tăng cường rõ rệt, cơ bản xây dựng thành công quốc gia loại hình sáng tạo; hệ thống quản lý xã hội càng hoàn thiện hơn, trật tự xã hội tốt; hiệu suất tận dụng tài nguyên được nâng cao rõ rệt, môi trường sinh thái có chuyển biến tốt rõ rệt; thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả với mức độ cao hơn mà hơn tỷ người đều được hưởng lợi, nỗ lực hình thành cục diện toàn thể nhân dân đều có thể phát huy tài năng của mình, đều được sắp xếp đâu vào đấy mà lại chung sống hài hoà với nhau. 

Việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược quan trọng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra từ bố cục tổng thể của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và toàn cục xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đã thích ứng với những yêu cầu khách quan khi công cuộc cải cách phát triển của Trung Quốc bước vào thời kỳ then chốt, thể hiện lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của đông đảo quần chúng nhân dân. Việc đặt ra nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa, đã làm cho bố cục tổng thể của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc phát triển từ “Ba trong một” là tập trung xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá xã hội chủ nghĩa trong một chỉnh thể sang “Bốn trong một” là tập trung xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong một chỉnh thể, do đó mà làm cho mô hình phát triển của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc càng rõ nét hơn. 

构建社会主义和谐社会

社会和谐是中国特色社会主义的本质属性,是国家富强、民族振兴、人民幸福的重要保证。2002年11月,中共十六大报告第一次将“社会更加和谐”作为重要目标提出。2004年9月,中共十六届四中全会首次提出构建社会主义和谐社会的历史任务,并将其作为加强党的执政能力的一个重要内容。2005年10月,中共十六届五中全会把构建社会主义和谐社会确定为贯彻落实科学发展观必须抓好的一项重大任务,并提出了工作要求和政策措施。

2006年10月,中共十六届六中全会作出《中共中央关于构建社会主义和谐社会若干重大问题的决定》,提出到2020年构建社会主义和谐社会的指导思想、目标任务、工作原则和重大部署。《决定》提出构建社会主义和谐社会的总要求,即民主法治、公平正义、诚信友爱、充满活力、安定有序、人与自然和谐相处。《决定》指出,到2020年,构建社会主义和谐社会的目标和主要任务是:社会主义民主法制更加完善,依法治国基本方略得到全面落实,人民的权益得到切实尊重和保障;城乡、区域发展差距扩大的趋势逐步扭转,合理有序的收入分配格局基本形成,家庭财产普遍增加,人民过上更加富足的生活;社会就业比较充分,覆盖城乡居民的社会保障体系基本建立;基本公共服务体系更加完备,政府管理和服务水平有较大提高;全民族的思想道德素质、科学文化素质和健康素质明显提高,良好道德风尚、和谐人际关系进一步形成;全社会创造活力显著增强,创新型国家基本建成;社会管理体系更加完善,社会秩序良好;资源利用效率显著提高,生态环境明显好转;实现全面建设惠及十几亿人口的更高水平的小康社会的目标,努力形成全体人民各尽其能、各得其所而又和谐相处的局面。

构建社会主义和谐社会,是中国共产党从中国特色社会主义事业总体布局和全面建设小康社会全局出发提出的重大战略任务,适应了中国改革发展进入关键时期的客观要求,体现了广大人民群众的根本利益和共同愿望。构建社会主义和谐社会战略任务的提出,使中国特色社会主义事业总体布局,由社会主义经济建设、政治建设、文化建设“三位一体”发展为社会主义经济建设、政治建设、文化建设、社会建设“四位一体”,从而使中国特色社会主义的发展模式更加清晰。